Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam.

Phạm Gia Huy
3 tháng 4 2017 lúc 16:58

Ngô Bảo Châu được tặng thưởng Huy chương Fields,Huy chương Fields thường được coi là "Giải Nobel dành cho Toán học

Phạm Gia Huy
7 tháng 4 2017 lúc 12:23

Nguyễn Thị Ánh Viên đã đi vào lịch sử làng bơi lội Đông Nam Á sau thành tích giành 8 HCV – 1 HCB – 1 HCĐ cá nhân tại SEA Games 28. Tuy nhiên, kình ngư trẻ người Cần Thơ không coi đây là thành công và cô còn một mong muốn lớn hơn là giành HCV tại Asiad và được bơi ở vòng chung kết Olympic để mang vinh quang về cho tổ quốc.Sau thành tích ấn tượng tại SEA Games 28, trở về nước. Khi cô vấp ngã, chẳng bao giờ buông suôi. Tất cả chỉ càng tăng thêm động lực giúp cô vươn lên trong mọi thử thách sau này. Tất cả những gì mà Nguyễn Thị Ánh Viên đã làm trong thời gian qua hẳn là đã làm rạng ngời tên Tổ Quốc. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đẻ nôi theo cô. Nguyễn Thị Ánh Viên-cô gái vàng của thể thao Việt.

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
7 tháng 5 2017 lúc 22:34

1- Ngô Bảo Châu được tặng thưởng Huy chương Fields,Huy chương Fields thường được coi là "Giải Nobel dành cho Toán học"

2- Luật sư Lê Đức THọ người đầu tiên được nhận giả nobel hòa bình của việt nam nhưng ông đã từ chối
Đồng thời là người có công cho ra đời hiệp định giơ ne vơ.

3- Vũ Thị Hương (VĐV điền kinh)

2 năm qua kể từ sau thất bại tại SEA Games 26 (chỉ giành 2 HCĐ 100m, 200m) và không giành được suất chính thức tham dự Olympic London 2012, Vũ Thị Hương đã dành cả năm 2012 để điều trị chấn thương. Trước ngày khởi tranh SEA Games 2013 vài tháng, Hương tiếp tục phải lên bàn phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng. Bởi thế, không nhiều người tin rằng cô gái người Thái Nguyên sẽ lại tỏa sáng trên đường chạy tốc độ tại SEA Games 27. Nhưng rồi bằng nghị lực của mình, Hương đã vượt lên tất cả để khẳng định giá trị của mình tại Myanmar, qua đó lấy lại những gì đã mất ở kỳ SEA Games lần trước. 2 tấm HCV ở nội dung sở trường 100m và 200m cùng màn trình diễn thuyết phục trên đường chạy tốc độ đã khiến một lần nữa người ta phải ngả mũ thán phục nghị lực phi thường của “Nữ hoàng điền kinh”.

4- Nguyễn Hoàng Ngân (VĐV karatedo)

Năm 2010, Nguyễn Hoàng Ngân đã bỏ lỡ dịp tranh tài tại ASIAD 16 vì đứt dây chằng đầu gối. Đến cuối năm 2012, Hoàng Ngân lại dính thêm một chấn thương nghiêm trọng khác do bị rách sụn chêm. Gặp phải 2 chấn thương quá nặng, cộng với hơn 2 năm trời không hề thi đấu đỉnh cao, khiến cho trước khi SEA Games 27 khởi tranh, ít người dám đặt niềm tin vào khả năng giành HCV của Hoàng Ngân. Thế nhưng khi bước vào tranh tài ở nội dung kata nữ tại Myanmar, bản lĩnh và kinh nghiệm của Hoàng Ngân đã lại một lần nữa được phát huy, giúp cô có những bài thi xuất sắc, qua đó vượt qua các đối thủ để bước lên bục cao nhất tại SEA Games 27. Đây là một chiến thắng hết sức ý nghĩa, cho thấy nỗ lực tột bậc của một VĐV ngỡ như sẽ không thể tiếp tục thi đấu đỉnh cao và tưởng như đã hết thời.

5- Vũ Thị Nguyệt Ánh (VĐV karatedo)

Là VĐV có thâm niên ăn cơm tuyển nhiều năm nhất ở đội tuyển karate, Nguyệt Ánh cũng "có thâm niên" dính đủ các chấn thương, khiến cô nhiều lúc tưởng như phải giải nghệ. Sau tấm HCB ASIAD 2010 và HCV SEA Games 2011, năm 2012, Nguyệt Ánh đã phải lên bàn mổ ở Singapore để xử lý đầu gối trái. Kể từ đó đến nay, người ta không ít lần thấy Nguyệt Ánh cắn răng chịu đau kiên trì tập luyện để hướng tới mục tiêu giành tấm HCV SEA Games cuối cùng trong sự nghiệp của cô. Và rồi cuối cùng, những nỗ lực không ngừng của Nguyệt Ánh đã được đền đáp xứng đáng khi cô đánh bại tất cả các đối thủ để giành HCV SEA Games 27. Sau giải đấu này, Nguyệt Ánh sẽ giải nghệ để kết thúc một hành trình đầy vinh quang với 5 lần liên tiếp giành HCV SEA Games cùng 1 tấm HCV ASIAD 2006 và 1 HCB ASIAD 2010.

6- Phạm Thị Bình (VĐV điền kinh)

Từ trước đến nay, marathon luôn là cự ly dài nhất, khó khăn nhất trên đường chạy điền kinh. VĐV tham dự nội dung này không chỉ sở hữu ý chí, nghị lực tuyệt vời mà còn phải có thể lực rất tốt. Thế nhưng, VĐV Phạm Thị Bình lại bị bệnh tim và từng bị bác sĩ yêu cầu dừng thi đấu để đảm bảo tính mạng. Năm 2010, cô gái vùng quê nghèo Quảng Ngãi phải rất khó khăn mới gom đủ số tiền 45 triệu đồng để thực hiện ca phẫu thuật.Vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, Bình đã trở lại mạnh mẽ trên đường chạy marathon khi giành 2 HCB ở Đại hội TDTT toàn quốc 2010 chỉ 3 tuần sau ca phẫu thuật. Một năm sau, cô giành tiếp HCĐ SEA Games 2011 với chỉ số thành tích khá tốt là 2 giờ 48 phút 43 giây. Còn ở SEA Games 27 vừa qua, nghị lực vượt khó hiếm thấy đã giúp cô gái Quảng Ngãi với đôi chân trần bước lên ngôi vô địch Đông Nam Á với thành tích 2 giờ 45 phút 34 giây. 7- Nguyễn Thành Quang (VĐV canoeing) Tháng 4 vừa qua, khi đang tập trung chuẩn bị cho các giải lớn trong năm, Thành Quang có dấu hiệu mệt mỏi. Ban huấn luyện đã đưa VĐV 23 tuổi này đi khám để tìm nguyên nhân. Kết quả: Thành Quang được các bác sĩ chuẩn đoán mắc một dạng bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim và buộc phải dừng tập luyện trong 3 tháng để theo dõi và chữa trị. Sau khi được các bác sĩ cho phép tập nhẹ trở lại vào tháng 7, Thành Quang lao vào tập luyện với quyết tâm lấy lại thể trạng và phong độ vốn có của mình. Kết quả là tại giải VĐQG 2013 diễn ra vào tháng 9, Quang giành cả 4 HCV ở các cự ly mà mình tham dự. Tại SEA Games 27 vừa qua, dù chưa đạt được phong độ cao nhất nhưng Thành Quang vẫn giành được 1 HCB ở nội dung MK1 500m và 1 HCĐ ở nội dung MK1 200m. Đó có thể coi là những phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực phi thường của Thành Quang để trở lại với thể thao đỉnh cao. 8- ...v.v...
MikoMiko
19 tháng 2 2018 lúc 11:22

Hoàng Xuân Vinh

là một vận động viên bắn súng của Việt Nam. Nhờ thành tích huy chương vàng ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Thế vận hội Mùa hè 2016, anh trở thành vận động viên thể thao Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến nay giành được huy chương vàng tại đấu trường Thế vận hội,.[4]

Từ SEA Games 21 cho đến SEA Games 26, không một kỳ SEA Games nào anh không đoạt huy chương.[5]

Trong kỳ Thế vận hội Mùa hè 2012 tổ chức tại Luân Đôn, tại nội dung 10m súng ngắn hơi nam, anh về thứ 9[6] còn tại nội dung 50m súng ngắn nam tự chọn, anh lại đáng tiếc để mất huy chương đồng với 0,1 điểm trước người giành Huy chương đồng Olympic nội dung này là Vương Trí Vĩ và chấp nhận đứng vị trí thứ 4.[7]

Nhưng ngay sau đó, vào cuối năm 2012, anh vô địch châu Á. Và đến đầu năm 2013, anh vô địch thế giới,[8][9] đều ở nội dung 10m súng ngắn hơi. Vì hai lần liên tiếp giành chức vô địch đấu trường châu lục và thế giới nên anh là người đầu tiên đã đem về những chức vô địch thế giới và châu Á đầu tiên cho các xạ thủ bắn súng của Việt Nam.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2016 tổ chức tại Rio de Janeiro, Brasil, anh là người mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam tại một kỳ Thế vận hội với nội dung 10m súng ngắn hơi nam với tổng điểm 202,5 điểm,[4]thiết lập kỷ lục Olympic mới và cũng là kỷ lục đầu tiên cho nội dung 10m súng ngắn hơi nam (nội dung này trước đó chưa có kỷ lục được thiết lập vì Liên đoàn bắn súng quốc tế (ISSF) áp dụng thể thức mới từ năm 2013).[10] Ở nội dung 50m súng ngắn, Hoàng Xuân Vinh cũng giành vé vào loạt bắn chung kết và đạt huy chương bạc với thành tích 191.3 điểm.[11]

Hoàng Xuân Vinh được bình chọn là "Vận động viên tiêu biểu" năm 2016 của thể thao Việt Nam. Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiệp thể thao nước nhà, anh được phong cấp bậc quân hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.[12]

Mục lục [ẩn] 1Nguồn gốc và giáo dục 2Sự nghiệp 2.1Bắt đầu theo bắn súng chuyên nghiệp 2.2Các Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2.3Các Đại hội thể thao châu Á 2.4Thế vận hội Mùa hè 2012 2.5Giải vô địch bắn súng hơi châu Á 2012 2.6Cúp bắn súng thế giới 2013 2.7Thế vận hội Mùa hè 2016 3Vinh danh, đời tư 4Câu nói 5Xem thêm 6Chú thích 7Liên kết ngoài

Nguồn gốc và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Xuân Vinh sinh tại Sơn Tây, quê bà ngoại. Bố của Vinh là bộ đội Quảng Trị tập kết, mẹ anh là công nhân. Mẹ mất sớm khi mới ba tuổi, Vinh theo cha và em mới hơn một tuổi về Hà Nội sống trong một căn nhà nhỏ trên phố Thụy Khuê. Cảnh nhà nghèo, khó khăn, bố Vinh đã không lo được nhiều cho hai anh em.

Về Hà Nội, Vinh được người mẹ kế chăm sóc nhưng cũng chẳng được bao lâu. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, hai lần mất mẹ nên khi học hết cấp ba anh vẫn là cậu bé "cao chưa nổi mét sáu".

Học hết cấp ba, Vinh tình nguyện nhập ngũ. Anh vào Trường Sĩ quan Công binh ở Sông Bé, trong đó có một năm rưỡi học tập và huấn luyện tại Trường Sĩ quan Lục quân 2.[13]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn] Bắt đầu theo bắn súng chuyên nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Khác với phần lớn các xạ thủ, Hoàng Xuân Vinh theo nghiệp bắn súng chuyên nghiệp khá muộn. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công binh, anh về làm việc tại Lữ đoàn 239 Công binh tại Thường Tín, Hà Tây. Trong quân đội, việc phải biết sử dụng súng gần như là điều bắt buộc. Hoàng Xuân Vinh được cử đi tham dự các giải phong trào và thường mang thành tích tốt về cho đơn vị.

Năm 1998, tại giải bắn súng toàn quân đội, Vinh giành vị trí quán quân.[14] Vì vậy, năm 1999, Câu lạc bộ Quân đội xin Vinh về. Anh được gọi vào đội tuyển quốc gia khi đã 26 tuổi và chính thức chia tay chức vụ sĩ quan chỉ huy[5] Cùng năm, Hoàng Xuân Vinh giành huy chương đầu tiên trong sự nghiệp VÐV thể thao chuyên nghiệp, đó là HCÐ đồng đội năm 1999 ở Cúp quốc gia nội dung súng ngắn hơi nam tổ chức tại Hải Phòng. Sang năm 2000, Vinh đã đoạt HCV và phá kỷ lục quốc gia môn súng ngắn hơi 10 m nam với 580 điểm và trở thành tuyển thủ quốc gia.[13] Sáu kỳ SEA Games liên tiếp kể từ năm 2001 cho đến 2011, không năm nào Vinh không đoạt ít nhất một huy chương vàng.[5]

Các Đại hội Thể thao Đông Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2001, Hoàng Xuân Vinh đoạt huy chương vàng đồng đội đầu tiên tại SEA Games 21. SEA Games 22 tại Việt Nam, anh đoạt một huy chương vàng cũng nội dung đồng đội súng ngắn hơi nam. SEA Games 24 tại Thái Lan, anh đoạt hai huy chương vàng cá nhân và một huy chương vàng đồng đội ở nội dung súng ngắn 10m hơi nam và súng ngắn 25m ổ quay.[3] Anh trở thành xạ thủ xuất sắc nhất đội bắn súng Việt Nam tại SEA Games 24 khi giành được ba huy chương vàng, dẫn đầu thành tích cá nhân.[13]

Năm 2011, tại SEA Games 26, anh giành 1 huy chương vàng tại nội dung súng ngắn hơi 10m Nam, 1 huy chương vàng nội dung súng ngắn ổ quay 25m [15] và một huy chương bạc.

Trong Đại hội thể thao Đông Nam Á 2017. Hoàng Xuân Vinh đã thất bại khi vừa bước tới phát súng thứ 14.

Các Đại hội thể thao châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Xuân Vinh khoác áo đội tuyển tham dự Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) từ năm 2006. Tại ASIAD 2006 anh cùng đồng đội giành một huy chương đồng đồng đội nội dung 10m súng ngắn nam.[16]

Tại ASIAD 16, khi tham dự nội dung 25m súng ngắn ổ quay, ở loạt bắn 10 viên đầu tiên, anh bắn được 97 điểm, chỉ thiếu 3 điểm là đạt điểm số tuyệt đối. Sang 2 loạt tiếp theo, thành tích của anh còn tốt hơn khi được 99 điểm. Với kết quả này, Vinh đạt 872 điểm loạt bắn chậm, dẫn đầu bảng xếp hạng.

Sang loạt bắn nhanh, Vinh tiếp tục xuất phát ấn tượng với tổng điểm là 99 điểm ở 10 viên đầu tiên. Đến loạt bắn 10 viên tiếp theo, anh bắt đầu mất bình tĩnh khi chỉ được 97 điểm và có đến hai điểm 8 ở loạt bắn 10 viên cuối cùng trước khi đến viên thứ 10 quyết định. Thế nhưng anh vẫn hơn đối thủ xếp sau 4 điểm. Bất ngờ đã xảy ra, trong khi các đối thủ ghi những điểm 10 quan trọng, Vinh vừa nâng tay lên chưa kịp ngắm thì một tiếng nổ chát chúa vang lên. Không phải là do súng hỏng, mà do Vinh đã mất bình tĩnh, bóp cò sai mục tiêu. Kết quả, từ vị trí quán quân, Vinh phải nhận vị trí 13 chung cuộc. Và sau đó anh cùng đồng đội trắng tay huy chương đồng đội. [17]

Thế vận hội Mùa hè 2012[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Xuân Vinh giành vé tham dự Thế vận hội Mùa hè 2012 tại Giải vô địch châu Á 2012 ở Qatar. Tại giải đấu này anh xếp thứ tư ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Do ba vận động viên xếp trên đều đã có vé tham dự Thế vận hội từ những cuộc thi đấu trước nên Hoàng Xuân Vinh giành vé và là vận động viên bắn súng đầu tiên của Việt Nam giành quyền dự Thế vận hội bằng cách vượt qua vòng loại.[18]

Tại London, Hoàng Xuân Vinh tham dự hai nội dung 10m súng ngắn hơi và 50m súng ngắn tự chọn. Tại nội dung 10m súng ngắn hơi, anh đạt 582 điểm ở vòng loại, chỉ kém 1 điểm để được vào vòng chung kết.[19]

Ở nội dung 50m súng ngắn tự chọn, Hoàng Xuân Vinh xếp thứ tư vòng loại với 563 điểm và là một trong tám xạ thủ lọt vào vòng chung kết. Tiến vào lượt bắn chung kết tranh huy chương, anh còn thuộc nhóm có khả năng lấy huy chương sau khi bắn các loạt 3, 6, 7, 8 đều đạt trên 10 điểm. Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra ở loạt bắn thứ 9 khi Vinh chỉ cần bắn được điểm 8 là sẽ có huy chương nhưng xạ thủ người Hà Nội chỉ bắn được 7,3 điểm. Do đó dù loạt bắn cuối cùng đạt 10,2 điểm để kết thúc lượt bắn chung kết với số điểm là 95,5 điểm và tổng điểm chung cuộc 658,5 điểm, Hoàng Xuân Vinh vẫn kém huy chương đồng Vương Trí Vĩ 0,1 điểm.[20][21]

Vì đoàn Việt Nam không có tấm huy chương nào tại kỳ Olympic này, nên thất bại của anh ở nội dung 50m súng ngắn tự chọn gây ra nhiều tiếc nuối.[20]

Giải vô địch bắn súng hơi châu Á 2012[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu được tổ chức vào tháng 12 năm 2012 tại Trung Quốc. Hoàng Xuân Vinh tham dự nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Ở loạt bắn tiêu chuẩn, Xuân Vinh giành được 583 điểm. Đến loạt bắn chung kết, anh thi đấu xuất sắc, đạt 100,3 điểm và giành huy chương vàng cá nhân với tổng điểm 683,3. Anh cũng góp phần đem về tấm huy chương đồng đồng đội cho đội Việt Nam ở nội dung này. Đây là tấm huy chương vàng châu Á đầu tiên của các xạ thủ Việt Nam.[22][23]

Cúp bắn súng thế giới 2013[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Cúp bắn súng thế giới - ISSF World Cup 2013 tổ chức ở Hàn Quốc (từ ngày 4 đến 9-4-2013), Hoàng Xuân Vinh tham dự nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Đối thủ chính của anh ở giải này vẫn là người hơn Vinh 0,1 điểm ở Thế vận hội Mùa hè 2012, Vương Trí Vĩ. Ở vòng loại, Hoàng Xuân Vinh và Vương bám đuổi nhau quyết liệt về điểm số và xạ thủ người Việt Nam đã xếp nhì với thành tích 583 điểm.

Tại chung kết, Xuân Vinh và Vương vẫn là hai xạ thủ so kè nhau từng điểm số. Hoàng Xuân Vinh lần này đã thi đấu tập trung, không bắn hụt như những lần chung kết quan trọng khác. Kết quả loạt chung kết anh đạt 200,8 điểm, hơn Vương Trí Vĩ 0,7 điểm để đoạt huy chương vàng đầu tiên cho bắn súng Việt Nam trên đấu trường thế giới.[8][24]

Thế vận hội Mùa hè 2016[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Thế vận hội Mùa hè 2016 tổ chức tại Rio de Janeiro, Brasil, anh là người mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam với nội dung 10m súng ngắn hơi nam sau khi đánh bại vận động viên Felipe Almeida Wu của nước chủ nhà Brasil. Thành tích 202,5 điểm ở loạt đấu chung kết của Xuân Vinh nhỉnh hơn 0,4 điểm so với thành tích của Felipe Almeida và đồng thời thiết lập kỷ lục Olympic đầu tiên cho nội dung chung kết 10m súng ngắn hơi nam kể từ khi Liên đoàn bắn súng quốc tế - ISSF thay đổi thể thức thi đấu đối với nội dung này từ ngày 1-1-2013.[10][25] Kỷ lục thế giới ở nội dung chung kết 10m súng ngắn hơi nam hiện là 206 điểm do vận động viên người Hàn Quốc Jin Jong-oh thiết lập tại Cúp bắn súng thế giới - ISSF World Cup 2015,[26] người chỉ xếp hạng 5 tại Thế vận hội lần này.

Trong diễn biến của loạt đấu chung kết 10m súng ngắn hơi, kịch tính được đẩy lên đỉnh điểm ở hai loạt đạn cuối khi chỉ còn là cuộc đấu tay đôi tranh huy chương vàng giữa Xuân Vinh và Felipe Almeida sau khi các đối thủ khác đều bị cắt loại trực tiếp. Trước lượt bắn áp chót, tổng điểm của Xuân Vinh là 182,6 trong khi tổng điểm của Felipe Almeida là 181,8. Ở lượt áp chót, Xuân Vinh bắn không tốt khi chỉ đạt 9,2 điểm so với 10,2 điểm của đối thủ và bị tụt xuống vị trí thứ 2 với 0,2 điểm ít hơn. Ở lượt bắn quyết định, tưởng chừng Xuân Vinh lại một lần nữa cay đắng về nhì khi Felipe Almeida nhanh chóng thực hiện tốt loạt đạn cuối với 10,1 điểm và nhận được tiếng hò reo cổ vũ của khán giả nhà, Xuân Vinh tập trung vào mục tiêu rất lâu và rồi xuất thần ghi đến 10,7 điểm khi đưa viên đạn găm rất sát vùng tâm bia và qua đó vươn lên giành huy chương vàng trong tiếng vỗ tay thán phục của chính đối thủ nước chủ nhà. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã không giấu nổi những giọt nước mắt hạnh phúc.

Tấm huy chương vàng 10m súng ngắn hơi mà Xuân Vinh giành được tại Thế vận hội Mùa hè 2016 mang ý nghĩa lịch sử đối với thể thao trong nước vì đây là tấm huy chương vàng đầu tiên của Việt Nam tại một kỳ Thế vận hội.

Sau đó, vào ngày 10 tháng 8, anh đã giành tiếp tấm huy chương bạc nội dung 50m súng ngắn nam, với số điểm 191.3. Xếp sau Jin Jong-oh của Hàn Quốc (đạt 193.7 điểm).

Năm 2000, Hoàng Xuân Vinh đã lập gia đình với Phan Hương Giang.[13] Hai vợ chồng có một con gái và một con trai.[5] Dù là một xạ thủ nhưng anh lại bị cận nặng.[14][27][28] Thần tượng của Xuân Vinh là Trần Oanh, xạ thủ lừng lẫy một thời của bắn súng Việt Nam.[3]

Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiêp thể thao nước nhà, năm 2012, anh được thăng quân hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam[12] Cũng trong năm này, Hoàng Xuân Vinh xếp thứ ba trong danh sách 10 vận động viên tiêu biểu của Việt Nam.[29]Năm 2013, anh tiếp tục đứng thứ ba trong danh sách bình chọn Mười vận động viên tiêu biểu.[30]. Với tấm huy chương vàng đầu tiên của thể thao viện nam cùng tấm huy chương bạc tại Thế vận hội Rio 2016, Hoàng Xuân Vinh được bình chọn là "Vận động viên tiêu biểu" của thể thao Việt Nam năm 2016 với 2.020 điểm[31].

Hoàng Đức Minh
15 tháng 3 2020 lúc 16:27

Nguyễn Thị Ánh Viên (sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996 tại Cần Thơ ) là vận động viên bơi lội kỷ lục quốc gia đến từ Việt Nam . Cô bơi cho Việt Nam tại Thế vận hội 2016 . Tại Đại hội thể thao châu Á 2014, cô đã giành được huy chương đầu tiên của môn bơi lội. Cô đã được vinh danh là vận động viên của năm của Việt Nam trong cả hai năm 2013 và 2014. Tính đến cuối năm 2014, cô giữ kỷ lục Việt Nam trong 14/17 sự kiện cá nhân dài hạn.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Đức Minh
15 tháng 3 2020 lúc 16:28

Ngô Bảo Châu (sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972 tại Hà Nội) là nhà toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields. Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phan Đăng Nguyên
Xem chi tiết
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Ngô Hải Hà
Xem chi tiết
do huong giang
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Hưng
Xem chi tiết
Vũ Thị Thanh Hoa
Xem chi tiết
Đặng Vương Thiên Kim
Xem chi tiết
Hồ Nguyễn Quỳnh Như
Xem chi tiết
Yến Linh
Xem chi tiết