Câu 1 : Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn , thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại . Cho Z phản ứng với dd NaOH dư trong điều kiện không có không khí , thu được 1,97 gam kết tủa T . Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi , thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất . Tính giá trị của m ?
Câu 2 : Hoàn thành các pt phản ứng sau đây :
1. Mg + H2SO4 loãng
2. Zn + CuSO4
3. FeO + H2
4. Fe + HNO3 loãng
Cho m gam hỗn hợp E gồm Al (a mol), Zn (2a mol), Fe (a mol), 0,12 mol NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 tác dụng hết với dung dịch chứa 1,08 mol H2SO4 thu được dung dịch X chỉ chứa các muối và 0,24 mol hỗn hợp Y chứa hai khí NO, H2 với tổng khối lượng 4,4 gam. Cô cạn dung dịch X thu được (m + 85,96) gam muối. Nếu nhỏ từ từ dung dịch KOH 2M vào dung dịch X đến khi không còn phản ứng nào xảy ra thì vừa hết 1,27 lít dung dịch KOH. Số mol Fe3+ có trong X là?
A, 0,44
B, 0,4
C, 0,35
D,0,3
Cho mg hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4 vào dung dịch chứa HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cho AgNO3 dư vào X thu đc a g kết tủa. Giá trị của a là
Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg được cho vào 200ml dung dịch chứa CuSO4 0,5 M và AgNO3 0,3M thu được chất rắn A. Tính khối lượng chất rắn A thu được?
Cho 5,35 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Al vào 250 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M thu được 3,92 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A trong điều kiện không có không khí, thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m.
1)cho m gam bột fe vào dung dịch x chứa 28,275 fecl3 sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 11,928 gam chất rắn. tìm m,cô cạn dung dịch y thu được bao nhiêu chất rắn khan? câu 2:ngâm 1 thanh kim loại Cu có khối lượng 20g vào trong 250g dd AgNO3 6,8%đến khi lấy thanh Cu ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch là 12,75g. khối lượng thanh Cu sau phản ứng là?
Giải giúp em 3 bài này ạ
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp các kim loại gồm Mg, Fe, Zn, Ca (Fe chiếm 36,05% vể khối lượng) trong dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít H2 (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp các kim loại này vào dung dịch HNO3 đặc nguội dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15,68 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị gần đúng của m là:
A. 23,3 B. 15,53 C. 31,06 D.27,2
Bài 2: Hỗn hợp X chứa 2 amin no mạch hở đơn chức (đồng đẳng liên tiếp tỷ lệ mol 4:1), một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,35 mol X cần dùng vừa đủ 0,88 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 20,68 gam CO2 và 0,05 mol N2. Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất là:
A. 22,6% B. 25,0%
C. 24,2% D. 18,8%
Bài 3: X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,19 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,56 mol NaOH vừa đủ. Sau phản ứng thu được 0,08 mol ancol đơn chức, dung dịch T chứa 3 mol muối trong đó có muối của Ala và muối của một axit hữu cơ no đơn chức mạch hở với tổng khối lượng là 54,1 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là:
A. 23,04% B. 21,72%
C. 28,07% D. 25,72%
Em cảm ơn nhiều ạ!!!!
Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là
Rót từ từ dung dịch chứa 0,8 mol Hcl và odung dịch X chứa x mol Na2CO3 và 1,5 x mol NaHCO thu được V lít khí Co2 (đktc) và dung dịch Y chứa 103,08 gam hỗn hợp muối. Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kêt tủa. Giá trị của m là