Bạn tham khảo nha
Hồi ức về bếp lửa đã thổi luồng hơi ấm làm bớt đi cái lạnh lẽo của mùa đông xa quê. Nỗi nhớ quê có cha mẹ, có bà nội cứ day dứt hoài khôn nguôi. Nơi đó luôn vương vấn hình ảnh bà nội tảo tần hôm sớm. Dáng bà còng lưng thổi bếp, thổi mãi cho đến khi bếp cháy và toả ra luồng hơi ấm nồng nàn. Hơi ấm của lửa tràn khắp căn bếp nhỏ sưởi ấm tâm hồn đơn côi của hai bà cháu, sưởi ấm sự chờ mong và niềm tin vào ngày mai chiến thắng.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!…
“Tôi nghĩ rằng, chính sự quần tụ quanh bếp lửa của gia đình Việt là những ấn tượng về nét riêng biệt mà thiêng liêng giúp tôi làm nên những vần thơ đầy cảm xúc đó”. Bên lửa và cùng với lửa, những người trong gia đình kể cho nhau nghe mọi chuyện trên đời, về sự khó khăn, may mắn và thành công. Không khí ấm cúng của gia đình Việt có lẽ không bao giờ thiếu lửa. Bên lửa muôn thuở vẫn là những người đàn bà mang dáng dấp và phong cách Việt Nam. Vì thế, đương nhiên, bà và bếp lửa trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cụ thể và trìu mến. Bà thổi hồn cho bếp, thổi vào đó tình cảm và trách nhiệm, lòng yêu thương cũng như sự hy sinh. “Tôi nhớ mãi hình ảnh bà đun bếp, phải khó khăn mới thổi được bếp lên, giữ cho lửa thật đều, thật đậm là cả một nghệ thuật”. Những người phụ nữ Việt Nam luôn là hiện thân của sự gắn kết cuộc đời mình với bếp lửa, với sự nồng nàn ấm áp của lửa và một niềm tin không thể chuyển lay.
“Cho đến ngày hôm nay, qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, tôi vẫn không sao quên được hình ảnh bà và ngọn lửa trong trái tim bà. Bà và bếp lửa. Hai hình tượng ấy có lẽ đã thực sự làm nên dấu ấn trong cuộc đời tôi. Bây giờ, cuộc sống thay đổi quá nhiều, bếp lửa truyền thống không còn vẻ hữu dụng của nó trong cuộc sống thường nhật nữa. Nó đã bị thay thế bằng đủ kiểu bếp nhanh hơn, tốt hơn. Cảnh xúm xít thiêng liêng quanh bếp lửa gia đình bỗng trở nên hiếm hoi hơn. Ăn uống cũng không thành vấn đề gì nặng nề nữa, từ cơm cặp lồng, đến cơm hộp rồi cơm nhà hàng, tự nhiên lại chạnh lòng nhớ tới bàn tay cần cù của bà chăm sóc nấu nướng thưở xa xưa”.
Nhắc đến bà, vẫn thấy đâu đây cái mùi khói lan toả từ bếp của bà, sống mũi nhà thơ dường như vẫn còn cay. Bếp lửa thực ra chỉ là bếp lửa thôi, nhưng hồn bếp vẫn đi cùng năm tháng với ông, vẫn gắn với toàn bộ cuộc đời thơ ca của ông:
Giờ cháu đã đi xa
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa?…
Phải làm sao cho làn khói tan trong gió, mờ trong sương, khói ẩn vào cây, len vào rừng!”. Chính cái cay cực ấy, cái lui cui khó nhọc ấy - những kỷ niệm thú vị về một thời đạn bom mà những ai đã trải qua đều không thể nào quên được, đã tạo nên những cảm xúc để sau này.Tôi nhớ mãi câu chuyện rất nhân văn của nhà văn Nga Koronenko. Trên con thuyền lạnh lẽo, đầy sương mù, người lái thuyền liên tục động viên lữ khách rằng đằng kia có ánh lửa, sắp đến nơi rồi. Nhưng, càng đi, ngọn lửa càng xa, mãi mãi không bao giờ đến được. Đó là một triết lý mang tính nhân đạo cũng có cái gì đó thật hoài niệm xót xa. Sự ấm cúng, tưởng có thể với tới, nhưng chẳng phải dễ dàng gì…
Bạn tham khảo
Hồi ức về bếp lửa đã thổi luồng hơi ấm làm bớt đi cái lạnh lẽo của mùa đông xa quê. Nỗi nhớ quê có cha mẹ, có bà nội cứ day dứt hoài khôn nguôi. Nơi đó luôn vương vấn hình ảnh bà nội tảo tần hôm sớm. Dáng bà còng lưng thổi bếp, thổi mãi cho đến khi bếp cháy và toả ra luồng hơi ấm nồng nàn. Hơi ấm của lửa tràn khắp căn bếp nhỏ sưởi ấm tâm hồn đơn côi của hai bà cháu, sưởi ấm sự chờ mong và niềm tin vào ngày mai chiến thắng.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!…
“Tôi nghĩ rằng, chính sự quần tụ quanh bếp lửa của gia đình Việt là những ấn tượng về nét riêng biệt mà thiêng liêng giúp tôi làm nên những vần thơ đầy cảm xúc đó”. Bên lửa và cùng với lửa, những người trong gia đình kể cho nhau nghe mọi chuyện trên đời, về sự khó khăn, may mắn và thành công. Không khí ấm cúng của gia đình Việt có lẽ không bao giờ thiếu lửa. Bên lửa muôn thuở vẫn là những người đàn bà mang dáng dấp và phong cách Việt Nam. Vì thế, đương nhiên, bà và bếp lửa trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cụ thể và trìu mến. Bà thổi hồn cho bếp, thổi vào đó tình cảm và trách nhiệm, lòng yêu thương cũng như sự hy sinh. “Tôi nhớ mãi hình ảnh bà đun bếp, phải khó khăn mới thổi được bếp lên, giữ cho lửa thật đều, thật đậm là cả một nghệ thuật”. Những người phụ nữ Việt Nam luôn là hiện thân của sự gắn kết cuộc đời mình với bếp lửa, với sự nồng nàn ấm áp của lửa và một niềm tin không thể chuyển lay.
“Cho đến ngày hôm nay, qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, tôi vẫn không sao quên được hình ảnh bà và ngọn lửa trong trái tim bà. Bà và bếp lửa. Hai hình tượng ấy có lẽ đã thực sự làm nên dấu ấn trong cuộc đời tôi. Bây giờ, cuộc sống thay đổi quá nhiều, bếp lửa truyền thống không còn vẻ hữu dụng của nó trong cuộc sống thường nhật nữa. Nó đã bị thay thế bằng đủ kiểu bếp nhanh hơn, tốt hơn. Cảnh xúm xít thiêng liêng quanh bếp lửa gia đình bỗng trở nên hiếm hoi hơn. Ăn uống cũng không thành vấn đề gì nặng nề nữa, từ cơm cặp lồng, đến cơm hộp rồi cơm nhà hàng, tự nhiên lại chạnh lòng nhớ tới bàn tay cần cù của bà chăm sóc nấu nướng thưở xa xưa”.
Nhắc đến bà, vẫn thấy đâu đây cái mùi khói lan toả từ bếp của bà, sống mũi nhà thơ dường như vẫn còn cay. Bếp lửa thực ra chỉ là bếp lửa thôi, nhưng hồn bếp vẫn đi cùng năm tháng với ông, vẫn gắn với toàn bộ cuộc đời thơ ca của ông:
Giờ cháu đã đi xa
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa?…
Phải làm sao cho làn khói tan trong gió, mờ trong sương, khói ẩn vào cây, len vào rừng!”. Chính cái cay cực ấy, cái lui cui khó nhọc ấy - những kỷ niệm thú vị về một thời đạn bom mà những ai đã trải qua đều không thể nào quên được, đã tạo nên những cảm xúc để sau này.Tôi nhớ mãi câu chuyện rất nhân văn của nhà văn Nga Koronenko. Trên con thuyền lạnh lẽo, đầy sương mù, người lái thuyền liên tục động viên lữ khách rằng đằng kia có ánh lửa, sắp đến nơi rồi. Nhưng, càng đi, ngọn lửa càng xa, mãi mãi không bao giờ đến được. Đó là một triết lý mang tính nhân đạo cũng có cái gì đó thật hoài niệm xót xa. Sự ấm cúng, tưởng có thể với tới, nhưng chẳng phải dễ dàng gì…
Tôi đặt chân lên đất nước Nga thấm thoắt đã được bốn tháng rồi. Ở đây đang là mùa đông. Sáng sáng, tôi thường vén rèm cửa sổ căn phòng kí túc xá sinh viên từ tầng năm để nhìn ra ngoài. Tuyết rơi trắng xóa mái vòm nhà thờ cổ kính, trên ngọn cây và mặt đường. Tôi rùng mình ớn lạnh trong mấy lớp áo len, áo khoác dày sụ. Trong tâm tưởng tôi hiện lên hình ảnh một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm ở quê nhà. Bếp lửa toả sáng bập bùng, in bóng bà tôi chập chờn trên vách liếp. Ôi, trải qua bao mưa nắng thời gian mà bếp lửa ấp iu nồng đượm gắn liền với người bà kính yêu của tôi vẫn lung linh trong kí ức đứa cháu đang sống xa quê hương, đất nước.
Quá khứ lần lượt hiện lên như một cuốn phim quay chậm. Lên bốn tuổi, tôi đã quen mùi khói. Đó là năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra khiến cho hơn hai triệu người chết đói. Đây là hậu quả của chính sách cai trị tàn ác, vô nhân đạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam giai đoạn này. Giống như bao gia đình nông dân khác, gia đình tôi cũng đói mòn đói mỏi. Cha tôi đi đánh xe ngựa chở hàng thuê. Cả người lẫn ngựa khô rạc mà đồng tiền kiếm được chẳng đáng là bao. Cảnh đau thương, tang tóc diễn ra khắp chốn. Người ta phải đốt những đống rạ, đống trấu lớn để hơi nóng xua bớt đi tử khí. Xóm làng điêu tàn ngập trong mùi khói. Nghĩ lại, đến giờ sống mũi tôi vẫn cay cay, nước mắt muốn ứa ra.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Đảng và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân vùng lên đánh Pháp đuổi Nhật, giành lấy chính quyền, chấm dứt ách nô lệ kéo dài gần thế kỉ. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Chính phủ lâm thời được thành lập và lãnh tụ Hồ Chí Minh là vị Chủ tịch đầu tiên. Cả dân tộc hân hoan, phấn khởi trong niềm hạnh phúc vô bờ của cuộc sống tự do, độc lập.
Không lâu sau, thực dân Pháp quay lại cướp nước ta một lần nữa. Đảng và Bác Hồ kêu gọi toàn dân trường kì kháng chiến. Cha mẹ tôi gửi gắm tôi cho bà ngoại để tham gia vào sự nghiệp chống xâm lăng.
Suốt tám năm ròng, tôi ở cùng bà; sớm sớm, chiều chiều quấn quýt bên bà trước bếp lửa hồng. Bà rủ rỉ kể cho tôi nghe về những ngày lưu lạc ở Huế. Tháng năm, nghe tiếng chim tu hú kêu mà khắc khoải nhớ quê nhà. Cha mẹ tôi công tác xa, biền biệt không về. Quanh quẩn ra vào chỉ có hai bà cháu nên bà đã dồn tất cả tình yêu thương cho đứa cháu bé bỏng là tôi. Bà dạy tôi điều hay lẽ phải. Bà là người thầy đầu tiên dạy tôi tập đọc, tập viết những chữ đầu tiên trong cuộc đời. Tôi lớn dần lên trong vòng tay bao bọc của bà. Mỗi lần nghe tu hú kêu, tôi lại thầm hỏi: “Tu hú ơi! Sao mày chẳng đến ở cùng bà mà cứ kêu hoài trên những cánh đồng xa như vậy?”
Cuộc kháng chiến chống Pháp đã bước vào giai đoạn quyết liệt. Giặc Pháp đánh tràn ra mọi nơi. Chúng đi đến đâu cướp sạch, đốt sạch, giết sạch đến đó, gây ra tội ác ngút trời đối với dân ta. Giặc càn vào làng tôi, mấy trăm ngôi nhà bị đốt cháy tàn, cháy rụi. Sau những ngày tản cư, dân làng lầm lụi kéo về, dựng lại những ngôi nhà đơn sơ trên nền đất vương vãi tro than. Họ giúp bà cháu tôi dựng tạm túp lều tranh nho nhỏ góc vườn. Bà bình tĩnh dặn tôi: “Bố mẹ cháu ở chiến khu, bận nhiều việc lắm. Nếu có viết thư, cháu nhớ viết rằng ở nhà, mọi chuyện vẫn bình thường để bố mẹ yên tâm”. Tôi hiểu lòng bà, càng thêm yêu quý bà hơn. Ngày lại qua ngày, bà vẫn nhen lên bếp lửa và ấp ủ trong lòng ngọn lửa niềm tin vào một ngày chiến thắng; các con sẽ trở về đoàn tụ.
Suốt cuộc đời gian nan, lận đận, bà tôi tần tảo, chăm lo cho con, cho cháu. Hình ảnh bà tôi mái tóc bạc phơ, thân hình còm cõi luôn đi đôi với bếp lửa rực hồng. Bếp lửa do tay bà nhen nhóm tỏa hơi ấm khắp căn lều nhỏ và sưởi ấm lòng tôi, khơi dậy những tâm tình thiết tha của thời thơ dại. Giờ đây, tôi đã trưởng thành, được Tổ quốc chắp cho đôi cánh để bay vào bầu trời thênh thang của tri thức và khoa học. Bàn chân tôi đã in dấu trên những nẻo đường xa xôi. Mắt tôi đã được nhìn thấy nhiều điều mới lạ. Nhưng tôi không bao giờ quên hình ảnh bếp lửa mà bà tôi ấp iu nhen lên mỗi sớm, mỗi chiều ở quê nhà. Tôi ao ước được về ngay bên bà, ôm chặt lấy bà mà thủ thỉ: “Bà ơi! Bà kính yêu của cháu ơi! Bà chính là người giữ lửa, truyền lại ngọn lửa của sự sống và niềm tin bất diệt cho các thế hệ con cháu của mình!”. Hình ảnh người bà kính yêu cùng bếp lửa hồng mãi mãi theo tôi suốt cả cuộc đời. ủ Suốt tám năm ròng, tôi ở cùng bà; sớm sớm, chiều chiều quấn quýt bên bà trước bếp lửa hồng. Bà rủ rỉ kể cho tôi nghe về những ngày lưu lạc ở Huế. Tháng năm, nghe tiếng chim tu hú kêu mà khắc khoải nhớ quê nhà. Cha mẹ tôi công tác xa, biền biệt không về. Quanh quẩn ra vào chỉ có hai bà cháu nên bà đã dồn tất cả tình yêu thương cho đứa cháu bé bỏng là tôi. Bà dạy tôi điều hay lẽ phải. Bà là người thầy đầu tiên dạy tôi tập đọc, tập viết những chữ đầu tiên trong cuộc đời. Tôi lớn dần lên trong vòng tay bao bọc của bà. Mỗi lần nghe tu hú kêu, tôi lại thầm hỏi: “Tu hú ơi! Sao mày chẳng đến ở cùng bà mà cứ kêu hoài trên những cánh đồng xa như vậy?”
I - Mở bài:
Giới thiệu về mình (Nhân vật trữ tình trong bài thơ)
II - Thân bài:
Nhân vật trữ tình kể theo mạch kể riêng của mình nhưng đảm bảo được mạch cảm xúc của bài thơ là:
Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao qúy của bà. Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương, nhớ mong về bà khi ở xa bà.. Ví dụ hình thành mạch kể riêng:
* Cách 1:
1 - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
2 - Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
3 - Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
4 - Nỗi niềm của cháu khi đã trưởng thành, đi xa về bà
* Cách 2:
1 - Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm.
2 - Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.
3 - Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng, hạnh phúc được ở bên bà.
4 - Đóng vai người cháu, kể lại nội dung bài thơ Bếp Lửa - Bằng Việt. Yêu cầu có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại nội tâm - Từ kỷ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa.
5 - Giờ đây tôi đã trưởng thành. , nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa
III - Kết bài:
Niềm mong ước, suy nghĩ của nhân vật trữ tình từ hình ảnh bà và bếp lửa