Câu 1/18: Văn nghị luận viết ra nhằm mục đích gì?
A Giúp cho người đọc ,người nghe hiểu được nội dung một câu chuyện.
B Xác lập cho người đọc ,người nghe một tư tưởng ,quan điểm nào đó.
C Thể hiện cảm xúc của con người đối với thế giới xung quanh.
D Trình bày cụ thể giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm.
Câu 2/18: Đọc đoạn văn trích sau đây: “Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách…là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ và khó sửa.”(Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường)
Hãy xác định câu nêu luận điểm trong đoạn văn trên.
A. Có thói quen tốt và thói quen xấu.
B. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa,luôn đọc sách…là thói quen tốt.
C. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.
D. Nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ và khó sửa.
Câu 3/bài19: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?
A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm .
B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.
C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng ,quan điểm của người nói hoặc người viết.
D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
Câu 4/19: Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận ?
A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết .
B. Là lí lẽ ,dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm .
C. Là cách sắp xếp các ý, các dẫn chứng theo một trình tự hợp lý.
D. Là nêu cảm xúc,suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm .
Câu 5/22: Nêu các bước cần phải thực hiện khi làm bài văn nghị luận chứng minh?
A. Có 4 bước:Tìm hiểu đề và tìm ý- Lập dàn bài –Viết bài- Đọc lại và sửa chữa.
B. Có 4 bước:Tìm hiểu đề và tìm ý - Đọc lại và sửa chữa - Lập dàn bài - Viết bài
C. Có 4 bước:Lập dàn bài - Tìm hiểu đề - Tìm ý -Viết bài.
D. Có 4 bước: Lập dàn bài – Viết bài – Tìm hiểu đề và tìm ý – Nộp bài .
Câu 6/24:Bài văn nghị luận cần phải có những yếu tố nào ?
A Luận điểm, luận cứ, lập luận B. Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng
C Luận điểm, lý lẽ, lập luận D. Dẫn chứng, lí lẽ, lập luận .
Câu 7/25: Thế nào là chứng minh một vấn đề trong đời sống?
A Là làm cho hiểu rõ vấn đề chưa biết trong đời sống.
B Là đưa ra các bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ các vấn đề nêu ra.
C Là kể lại những sự việc quan trọng trong đời sống.
D Là nêu những suy nghĩ của mình về những vấn đề trong đời sống.
Câu 4|19: Đọc đoạn văn sau đây:
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !
- Bình thường lắm chẳng có gì đáng kể đâu.
(Trần Hoài Dương )
Em hãy cho biết có mấy câu rút gọn và mấy câu đặc biệt được dùng trong đoạn văn trên .
A. Hai câu đặc biệt và hai câu rút gọn.
B. Ba câu rút gọn và một câu đặc biệt.
C. Hai câu đặc biệt và một câu rút gọn.
D. Một câu đặc biệt và hai câu rút gọn.
Câu 5/20: Ở lớp em có khẩu hiệu: Thi đua học tốt, dạy tốt.
Khẩu hiệu đó thuộc kiểu câu gì ?
A. Câu rút gọn chủ ngữ.
B. Câu rút gọn vị ngữ.
C. Câu đơn bình thường.
D. Câu đặc biệt.
Câu 6/21: Đọc đoạn văn sau đây: “Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?”
(Trích: Trái tim có điều kì diệu)
Hãy tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên.
A. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước.
B. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?
C. Lần đầu tiên tập bơi, lần đầu tiên chơi bóng bàn.
D. Bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ?
Câu 7/22: Nêu công dụng của những trạng ngữ được in đậm trong hai đoạn văn sau đây:
Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Aí Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đới của phương đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ phủ…đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến…
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
A. Xác định hoàn cảnh ,điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu.
B. Nối kết các câu,đoạn lại với nhau làm cho đoạn văn,bài văn mạch lạc.
C. Nhấn mạnh ý,chuyển ý,thể hiện những tình huống cảm xúc nhất định.
D. Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích ,phương tiện ,cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Em hãy phân tích câu thành ngữ trên: "Học không hay, cày không biết"
Các bạn viết tầm 2 trang giấy nhé. Mình cảm ơn!
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Thời gian nhẹ bước mỏi mòn Xin đừng bước lại để còn mẹ đây Bao nhiêu gian khổ tháng ngày Xin cho con lãnh, kẻo gầy mẹ thêm Mẹ ơi, xin bớt muộn phiền Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong Tình mẹ hơn cả biển Đông Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà” (Tình mẹ – Tử Nhi) Câu hỏi : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên
Bài 2: Vì sao trong đoạn văn sau đây dùng nhiều câu bị động với từ “bị”? Có thế thay thế những trường hợp dùng từ “bị” bằng từ “được” không? Vì sao?
“Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất không có kế hoạch hoặc chỉ vì lợi ích trước mắt, không tuân thủ quy luật tự nhiên đã gây ra nhiều hậu qủa xấu. Nhiều vùng đất màu mỡ bị phá hoại, nhiều khu rừng bị đốt cháy trụi. nạn đốt rừng bừa bãi, nhất là rừng đầu nguồn đã gây ra lũ lụt cho nhiều vùng, đặc biệt là các vùng vên sông và vùng đồng bằng.Việc săn bắt thú rừng ngày càng gia tăng, những loài động vật hiếm, quý bị con người tiêu diệt bất chấp lệnh cấm của nhà nước làm cho nhiều chủng loại ngày càng mất đi, chỉ còn rất ít như tê giác, cá voi, hải cẩu...
Môi trường sống của con người đang bị đe doạ: chất thải công nghiệp làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của cácbon làm ô nhiễm, tầng ôzôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí xuống mặt đất...”
Phân tích chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) của câu sau:
"Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?
Phân tích chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) của từng câu trong đoạn văn sau:
"Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?
Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí [...].
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
"Ôi tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông"
Từ đoạn thơ trên hãy trình bày suy nghĩ của em về tấm lòng của tác giả đối với tổ quốc bằng một đoạn văn từ 5 - 7 câu.
Đôi mắt ngây ngô, trong sáng của Lâm chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo sửa bài tập trên bảng. Kết quả bài tâp của Lâm là đúng, Lâm thấy nhẹ nhàng cả người.
Em hãy tìm lỗi về cách dùng từ trong đoạn văn trên? Cho biết đó là lỗi gì và sửa lại bằng từ nào cho đúng?