Hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa văn chương

Lê Mai Trâm

Đọc văn bản "Tự do và nô lệ" (SGK ngữ văn 7, tập 2)

Hãy nêu cách lập luận của văn bản đó

PHẢI LÀM CHÍNH XÁC ĐÓ NHA!!!!

hum

Não cá vàng
26 tháng 3 2017 lúc 9:53

Mọi người đều sợ sự tự do, đó không phải là điều ngẫu nhiên, có lý do cho việc sợ của họ.
Đầu tiên, tự do là mạo hiểm, bạn không được đảm bảo về bất cứ điều gì.
Thứ hai, tự do là có thể bị dùng sai. Tự do đích thực là bạn hoàn toàn có thể chọn giữa cái đúng và cái sai chứ không phải chỉ chọn những thứ đúng. Nếu bạn được tự do chỉ chọn những cái đúng, đó không phải tự do. Thế thì giống như cha mẹ bạn nói với bạn rằng “con được tự do cưới người con yêu, miễn người đó ba mẹ đồng ý” đấy hoàn toàn không phải tự do, hãy tỉnh táo!

Chỉ có sự tự do mới có thể bị dùng sai, sự nô lệ không bao giờ bị dùng sai cả vì người ta đơn thuần chỉ việc nghe lời, như cái máy! Máy làm sao mà sai được.
Bất kì khi nào có tự do, hỗn loạn bùng phát. Nhưng hỗn loạn đó cũng đáng giá cho nó, bởi vì chỉ từ hỗn loạn mà các ngôi sao mới được sinh ra.
Tôi không cho bạn bất kì kỉ luật nào bởi vì mọi kỉ luật đều là một loại nô lệ tinh vi.
Tôi chỉ dạy bạn cách tự do và thế rồi để cho bạn là bản thân mình, làm điều bạn muốn làm với tự do của mình.
Nếu bạn muốn rơi xuống dưới mức tâm thức của con vật, đó cũng hoàn toàn là quyết định của bạn, bạn hoàn toàn được phép làm điều đó bởi vì đó là cuộc sống của bạn, là đặc quyền tự do chọn lựa của bạn. Nhưng nếu bạn hiểu tự do và giá trị của nó thì bạn sẽ không bắt đầu rơi xuống, bạn sẽ bắt đầu vươn lên trên tầm tâm thức thiên thần.
Con người không là một thực thể, con người là một chiếc cầu, chiếc cầu giữa hai thực thể – con vật và Thượng đế, giữa vô ý thức và ý thức. Trưởng thành trong tâm thức, trưởng thành trong tự do đi. Lấy bước đi ra từ chọn lựa riêng của bạn. Tạo ra bản thân mình và nhận toàn bộ trách nhiệm về nó đi.
-Osho: Tình yêu, tự do, một mình

Thảo Phương
26 tháng 3 2017 lúc 9:55

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức cau khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới có sức thuyết phục.

- Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ là hoặc có (phẩm chất, tính chất... nào đó)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phát
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
daothilamthy
Xem chi tiết
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Thái Minh Thảo
Xem chi tiết
Cao Viết Cường
Xem chi tiết
Cao Quỳnh
Xem chi tiết
Trương Thị Tường vy
Xem chi tiết