Các điểm nằm trong góc xOy là:điểm D và điểm G
Các điểm nằm trong góc xOy là:điểm D và điểm G
Đọc tên góc, đỉnh và các cạnh của góc trong Hình 85 và 86.
Đo các góc sau đây và cho biết số đo của chúng. Xác định góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt trong các góc đó.
Khi hai tia Ox, Oy trùng nhau, ta cũng coi xOy là một góc và gọi là góc "không". Số đo của góc không là 0o. Tìm số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ lúc 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ.
Cho các góc \(\widehat{BAC}=130^o,\widehat{DEG}=145^o,\widehat{HKI}=120^o,\widehat{PQT}=140^o.\) Hãy viết các góc đó theo thứ tự giảm dần.
Bác Hoan tham gia trò chơi tìm đường đi trên sơ đồ ở Hình 88. Em hãy giúp bạn Hoan chọn từ "trái", "phải", "vuông", "nhọn", "tù" thích hợp cho ?.
Mẫu: Đi từ M đến O, rẽ trái đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc vuông, có thể đến A.
a) Đi từ M đến O, rẽ ? đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc ?, có thể đến D.
b) Đi từ M đến O, rẽ ? đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc ?, có thể đến B.
c) Đi từ M đến O, rẽ ? đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc ?, có thể đến C.
d) Đi từ M đến O, rẽ ? đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc ?, có thể đến G.
e) Đi từ M đến O, rẽ ? đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc ?, có thể đến E.
Cho tia Oa. Vẽ tia Ob sao cho \(\widehat{aOb}=150^o.\)
Cho tia Om. Vẽ tia On sao cho \(\widehat{mOn}=50^o.\)