Hướng dẫn soạn bài Cố hương - Lỗ Tấn

Hồ Thị Lê hường

Đọc đoạn văn từ TÔI NGHĨ BỤNG đến NGƯỜI TA ĐI MÃI THÌ THÀNH ĐƯỜNG THÔI , em hiểu nhân vật TÔI có cảm giác gì khi đng chứng kiến cảnh làng quê cũ của mình , từ cảm xúc đó em hiểu tình cảm nhân vật TÔI đối với làng quê như thế nào

Thời Sênh
19 tháng 12 2018 lúc 20:10

Đoạn văn từ “Tôi nghĩ bụng” đến “Người ta đi mãi thì thành đường thôi”, nhân vật “tôi” đang mong muốn, ước mơ và hy vọng một cuộc đời mới cho cố hương. Cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng cố gắng và kiên trì, con người sẽ có tất cả. Ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức. Qúa khứ không thể trở lại thì hãy hướng đến tương lai. Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường ấm no, hạnh phúc cho quê hương. Thế hệ trẻ phải được sống một cuộc đời "mới", cuộc đời mà nhân vật "tôi" chưa từng được sống.

Suy nghĩ đó, cảm xúc đó bộc lộ tình yêu quê hương một cách mới mẻ của nhân vật "tôi " và niềm tin mãnh liệt vào sự đổi mới của quê hương.

Bình luận (0)
minh nguyet
19 tháng 12 2018 lúc 20:29

Bạn tham khảo bài này:

Câu nói thứ nhất là "Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi" (Lỗ tấn).
Nghĩa đen: Mọi nẻo đường trên đời này không tự dưng mà có, mà chính là con người ta tạo nên thông qua một quá trình sống trên đời.
Nghĩa bóng:
- Mọi nguyên tắc, lễ giáo, hay những gì có mặt trên đời này là một sản phẩm của quá trình con người biến đổi xã hội, sản phẩm lịch sử - xã hội.
- Đâu có thứ gì sinh ra là đã có, con người nghĩ như vậy thì nó thành ra như vậy thôi. Ví dụ: trộm cướp đâu phải vốn dĩ nó xấu ngay từ khi có mặt, mà chính vì con người nhìn nó theo một hướng tiêu cực, xấu xa đi, .... thì nó trở thành một thứ xấu xa tồn tại trên đời naỳ.
- Thực ra, ý thức của con người về thế giới đã quy định thế giới này là như thế nào và phải là thế nào.
- Kích thích sự sáng tạo của con người, cứ sáng tạo đi, mở rộng tư duy đi rồi sẽ làm nên những điều mà chưa bao giờ có trong lịch sử, sẽ tạo ra một hướng đi mới trên đời.

** Câu thứ 2: "Trên mặt đât đã có đường rồi nhưng người ta đi lắm cũng không thành đường".
- Nghĩa đen: có một con đường từ sẵn đó, một hướng sẵn đó nhưng con người ta mãi cũng chẳng thẻ tìm kiếm được hướng đúng cho mình, hay con đường đang tồn tại ấy.
- Nghĩa bóng:
Nó xuất hiện sau này bởi vì, khi mà các chuẩn mực quy tắc xã hội đã có từ trước đó hình thành và cố định ở thời nay (ví dụ như những thành tựu văn minh, khoa học, thành quả của sự sáng tạo...), nhưng một điều đáng nói là con người ta chỉ cần hưởng thành quả đó để tiếp tục phát triển mà vẫn có những người không thể tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình.
Cái đường thứ nhất là thành quả từ cha ông để lại và cái đường thứ 2 (trong câu) chính là con đường mà môĩ người sẽ phải đi (là lý tưởng, là kiến thức, là sáng tạo,...).
** So sánh 2 câu:
- 2 câu đều chỉ ra được những điều đúng đắn ứng với mỗi thời điểm ra đời của nó.
- Có thể thấy từ việc phân tích trên thì 2 câu nói ra đời với 2 hoàn cảnh khác nhau nên đã có những cách suy nghĩ và định hướng khác nhau. Nó không hề mâu thuẫn khi xét trong nhưũng thời điểm khác nhau mà câu nói đó ra đời. Tuy nhiên, việc đi theo 2 hướng nói khác nhau: Lỗ tấn hướng con nguơì tới việc sáng tạo ra con đường cho mình và cho xã hội, hay chỉ ra cái thực trạng đúng đắn của thế giới là con người sinh ra và cải tạo thế giới này, cố định ý nghĩ cho cuộc đời; thì câu nói thứ 2 lại đi theo hướng chỉ ra cái tiêu cực, mặt chưa tốt của những người chưa biết định hướng đi cho mình => cả 2 câu đều hướng con người tới sự sáng tạo con đường đi cho mình và nên biết con đường đi nào là đúng đắn (có mục tiêu sống).
** Liên hệ: sống và sáng tạo, sống có mục tiêu, tạo ra con đường đi cho bản thân mình.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Duy Khang
Xem chi tiết
Trần Phương Huy
Xem chi tiết
Ánh Vũ Ngọc
Xem chi tiết
Hồ Thị Lê hường
Xem chi tiết
Thanh
Xem chi tiết
nguyễn thùy linh
Xem chi tiết
Hồ Thị Lê hường
Xem chi tiết
Hồ Thị Lê hường
Xem chi tiết