Văn bản ngữ văn 9

My Na Lê

ĐỌC ĐOẠN TRÍCH SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

(ÁNH TRĂNG - Nguyễn Duy)

a, Xác định các PTBĐ có trong đoạn trích

b, Khái quát nội dung của đoạn thơ

c, Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích. Nêu tác dụng

thank you

Đạt Trần
24 tháng 8 2017 lúc 11:15

a) PTBĐ: Biểu Cảm

b+c) Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó.Người lính năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. Và rồi trong chính sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Phép nhân hoá vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng người đoc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con người. Cũng chính phép nhân hoá đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên. Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con gười ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người.

Bình luận (0)
Eren Jeager
24 tháng 8 2017 lúc 12:23

a, - Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

b, - Nội dung : Nói về vằng trăng

c, - Biện pháp tu từ : Nhân hóa : Vầng trăng đi qua ngõ

=> Làm cho vầng trăng sinh động hơn

- Biện pháp tu từ : so sánh : Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường

=> Nhấn mạnh sự hững hờ , vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng

- Biện pháp tu từ : Liệt kê

=> Tô đậm cuộc sống hiện đại ở thành phố mà nhân vật trữ tình sống

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
24 tháng 8 2017 lúc 14:10

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

(ÁNH TRĂNG - Nguyễn Duy)

a, Xác định các PTBĐ có trong đoạn trích:Biểu cảm

b, Khái quát nội dung của đoạn thơ :Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.

c,

- Tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện đại với quá khứ. “Ánh điện của gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trước đây con người sống với sông, đồng, bể, rừng, thiên nhiên, còn giờ đây lại sống với những tiện nghi đầy đủ: ánh điện, cửa gương, phòng puyn-đinh.

- Từ đó nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người lãng quên vầng trăng từng một thời là tri kỷ. Cái bạc bẽo vô tình đến với người ta từ từ, kín đáo, khó nhận ra: “Vầng trăng tri kỷ, tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ” nhưng con người hờ hững, thờ ơ, không còn nhận ra trăng đã từng là người tri kỷ, tình nghĩa một thời. Con người trong cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, ấm êm dễ vô tình hay cũng có thể là cố tình quên đi quá khứ gian khổ, đau thương. Tâm lý ấy không phải là cá biệt. Thế nên người ta vẫn thường nhắc nhở nhau: “ngọt nbùi nhớ lúc đắng cay”, để không bao giờ quay lưng lại với quá khứ cao đẹp đầy tình người.

- Câu chuyện tâm tình được kể rất giản dị, mộc mạc, giọng thơ thì thầm như đang trò chuyện, giãi bày tâm sự, lời thơ trữ tình, sâu lắng, qua đó tác giả đã thể hiện những cảm xúc hết sức chân thành. Nhịp thơ chậm, những chữ đầu câu thơ không viết hoa diễn tả dòng suy nghĩ miên man của nhà thơ.

Bình luận (0)
anh trần
24 tháng 8 2017 lúc 21:30

bpbđ:biểu cảm ,tự sự

b. nội dung kể về sự quên lãng một vẻ đẹp thiên nhiên gắn liền cả một đới người do sự hiện đại ngày nay

c. bptt:so sánh, nhân hóa liệt kê

tác dụng:tuy chỉ có 3 câu thơ nhưng nhà thơ đã sử dụng rất nhiều bptt . nhờ liệt kê mà ta có thể thấy có rất nhiều lí do để quên lãng đi ánh trăng.không chỉ có thế nhờ nhân hóa thấy sự sống động có hồn trong thơ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Mark Tuan
Xem chi tiết
Bảo Kiên
Xem chi tiết
nguyễn thị mỹ hảo
Xem chi tiết
nguyen huy hoang
Xem chi tiết
Sa
Xem chi tiết
Thanh Yến
Xem chi tiết
Min군대
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Đức
Xem chi tiết