Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau :
Đọc bài thơ '' Tiếng gà trưa " của tác giả Xuân Quỳnh ( Trang 148-149-150)
1) Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Xuân Quỳnh ?
2) Phong cách thơ Xuân Quỳnh có gì đặc biệt ?
3) Nhận xét về ngôn ngữ hình ảnh trong thơ của Xuân Quỳnh ?
4) Tiếng gà trưa được in trong tập bài thơ nào ? Viết trong thời gian nào ?
5) Kể tên các bài thơ của Xuân Quỳnh .
6) Thể thơ ?
7) PTBĐ (các) ?
8) Bố cục từng phần ? Nội dung từng phần ?
9) Đọc theo giọng điệu nào.
10) Khổ thơ đầu sử dụng nhưng phương thực biểu đạt nào ? Biện pháp nghệ thuật nào ? Nhận xét ngôn ngữ hình ảnh thơ ?
11) Bài thơ cho ta hình dung được câu chuyện gì ?
12) Đọc khổ 1 và tưởng tưởng vẽ tranh ?
giúp mik cái mai kiểm tra oy
Câu 1 :
- Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa... Bà được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học nước nhà.
- Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
Câu 5 :
- Sóng
- Hoa cỏ may
- Lời ru của mẹ
- Chỉ có sóng và em
- Thơ viết tặng anh
- Nói cùng anh
- Lại bắt đầu
- Thời gian trắng
- Chỉ một mình anh
- Hát với con tàu
- Hoa cúc xanh
- Đêm trở về
..........
Câu 6 :
Thể thơ 5 chữ
Câu 8 :
Bố cục : 3 phần
+ Đoạn 1 : Từ đầu .......đến .......Nghe gọi về tuổi thơ : Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê.
+ Đoạn 2 : 5 khổ thơ tiếp theo : Tiếng gà trưa gợi dậy những kỉ niệm ấu thơ.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại : Những suy tư gợi lên từ tiếng gà
Câu 5 : Kể tên các bài thơ của Xuân Quỳnh :
-Cơn mưa quá khứ
- Tây Nguyên
- Mùa hè
-Con yêu mẹ
-Hoa cỏ may
- hoa cúc
- đêm trở về
,......
Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở người ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959tại Viena (Áo). Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Namkhoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
Tác phẩm Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung) Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung) Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974) Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978) Sân ga chiều em đi (thơ, 1984) Tự hát (thơ, 1984) Hoa cỏ may (thơ, 1989) Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994) Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994) Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung) Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982) Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985) Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi - 1981) Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984) Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986) Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995).
2Khi bàn về thơ, Xuân Quỳnh từng tâm sự: “ Người ta làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một hành động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng yêu cầu sáng tạo, nhu cầu nối liền mình với đồng loại, với các sự vật vũ trụ, với thế giới”.Nét nổi bật của hồn thơ Xuân Quỳnh là sự dung dị, hồn nhiên, tươi tắn, nồng nhiệt và chân thành, vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu suy tư.
Riêng thơ tình yêu- mảng đặc sắc của hồn thơ Xuân Quỳnh- tình điệu của thơ bao giờ cũng sôi nổi, mãnh liệt mà tự nhiên, chân thành, đằm thắm của một trái tim phụ nữ trong tình yêu. tình yêu với nhà thơ là cái đẹp, cái cao quý. Tình yêu tượng trưng cho sự khao khát tự hoàn thiện mình. Với Xuân Quỳnh thơ với tình yêu cùng ra đời, cùng sống và cùng “yên nghỉ”:
Ơi trời xanh xin trả cho vô tận
Trời không xanh trong đáy mắt em xanh
Và trong em không thể còn anh
Nếu ngày mai em không làm thơ nữa
Cái tôi yêu của nhà thơ, người phụ nữ có sự trải nghiệm rất chân thành:
Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được một người
Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Tôi sẽ yêu anh dẫu vạn lần cay đắng
Đó phải chăng là phẩm chất của tình yêu và cũng là phẩm chất thi ca? Xuân Quỳnh được xem là người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ ca hiện đại Việt từ sau 1945.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn thiết tha gắn bó với cuộc đời, với con người, khao khát tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường. Khát vọng sống và khát vọng yêu mãnh liệt gắn liền với những dự cảm về sự bất trắc của tình yêu và cuộc đời. Nên Xuân Quỳnh lấy tình yêu làm mái ấm chở che, làm cứu cánh :
Đó là tình yêu em muốn nói cùng khát vọng
Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng
Lòng cốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự người hơn
Nhưng đời đâu lặng tờ mà đầy sóng đầy gió. Tình yêu chốn nương thân của tâm hồn cũng chỉ là “ Những cánh chuồn mỏng manh ’’, nên hồn thơ Xuân Quỳnh mãi hoài khắc khoải âu lo :
Em âu lo trước xa tắp đường tình
Trái tim đập những điều không thể nói
Cũng vì thế mà Xuân Quỳnh luôn trân trọng niềm hạnh phúc có thật trong đời, và nghĩ “ Chỉ có sóng và em ” thôi :
Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm sung sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim chẳng đập vì anh
Thơ tình Xuân Quỳnh mang gương mặt đời thường mà có sự thăng hoa lớn lao là thế chăng?
Một điểm đáng trân trọng nữa đối với con người và thơ Xuân Quỳnh đấy là vẻ đẹp nữ tính, thiên nhiên nữ tính. Không phải ngẫu nhiên mà luôn đi – về trong thơ Xuân Quỳnh là hình ảnh những người vợ, người mẹ với một tâm hồn mẫn cảm, hồn hậu nhân ái và chịu thương chịu khó . Mẹ trong thơ Xuân Quỳnh là những hình ảnh hoài niệm, lồng trong hình ảnh quê hương qua tình cảm tinh khôi sâu lắng :
Tháng xuân này mẹ có về không
Con thắp nén hương thơm ngát
Bờ đê cỏ ướt
Lá tre xào xạc đường làng
Sông Nhuệ đò sang
Hoa xoan tím ngõ
Cánh cò trắng xóa
Như lời ru của mẹ bay về
Với bà, Xuân Quỳnh nhìn bằng con mắt trẻ thơ hồn nhiên, nhưng xiết bao yêu kính :
Nắng ở xung quanh bình tích
Ủ nước chè tươi cho bà
Bà mhấp một ngụm rồi khà
Nắng trong nước chè chan chát.
Với chồng, tiếng thơ Xuân Quỳnh ân cần, nhỏ nhẹ và đằm thắm :
Sao không cài khuy áo lại anh
Trời lạnh đấy, hôm nay trời rét
Và bao nhiêu tình cảm khác cũng thấm tràn chất nữ tính ấy của Xuân Quỳnh. Ta hiểu vì sao Xuân Quỳnh lại có những tác phẩm viết cho thiếu nhi thật đáng yêu như thế.
3
Cũng giống như Xuân Diệu, Xuân Quỳnh cũng có một hồn thơ nồng nàn và nhạy cảm. Vì vậy, khi bắt gặp vẻ đẹp của hoa, Xuân Quỳnh cũng có những rung động của riêng mình. Không khó để giải thích vì sao Xuân Quỳnh lại đặt tên hai tập thơ của mình có liên quan đến hình ảnh này, đó là tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) và tập thơ Hoa cỏ may (1989). Tuy nhiên, hình tượng hoa trong thơ Xuân Quỳnh so với thơ Xuân Diệu có nhiều điểm khác biệt.
Nếu thơ tình Xuân Diệu miêu tả vẻ đẹp nao lòng của hoa dưới ánh trăng đêm: “Hoa lài xanh dưới ánh nguyệt tuôn trời/ Ánh nguyệt trắng trên hoa lài đúc sữa” (Hoa đêm), thì đến thơ Xuân Quỳnh những hình ảnh hoa được đưa vào thơ lại là những cánh hoa rất bình dị và nhỏ bé như: “mùa hoa doi”, “hoa ti gôn”, “hoa tường vi”, “hoa cỏ may”, hay đơn giản chỉ là loài “hoa dại trên núi Hoàng Liên”… Hoa trong thơ Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp mong manh, kín đáo và có phần thầm lặng, khiến người ta dễ liên tưởng đến hình ảnh e ấp, dịu dàng của những cô gái tuổi đôi mươi.
Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi
Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u
Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ
Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã
Hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ
Mà thấy người cành lá khẽ lung lay…
(Hoa dại trên núi Hoàng Liên)
Hình tượng hoa trong thơ Xuân Quỳnh không gắn với người nào cụ thể mà nó lại gắn với những kỉ niệm về tình yêu. Mỗi bài thơ như một mảnh ghép nho nhỏ về ký ức. Và vẻ đẹp của hoa như một chất xúc tác mạnh mẽ thổi bùng lên ngọn lửa yêu thương trong trái tim của người con gái.
Anh có nghe hoa doi
Quanh chỗ mình đứng đó?
Hoa ơi sao chẳng nói
Anh ơi, sao lặng thinh?
(Mùa hoa doi)
Bằng hình tượng những loài hoa có thật trong đời sống, Xuân Quỳnh làm người ta ngạc nhiên trước những lời tâm tình rất ngây thơ, nồng nàn của một cô gái chớm yêu, nhưng lại mang giọng điệu trầm tĩnh của một người phụ nữ từng trải. Nhà thơ thấy được vẻ đẹp thầm kín và lặng lẽ của mỗi loài hoa, thấy được sự hi sinh, không cần được đáp lại, không cần được biết đến. Phải là người tinh tế và nhạy cảm mới có thể rung động và cảm thông trước nỗi niềm của hoa kia.
Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi!…
Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ
Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ…
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi.
(Hoa dại trên núi Hoàng Liên)
Nhìn chung, thơ Xuân Quỳnh như là nhật kí, là tình yêu, là sự tri ân… Xuân Quỳnh viết bằng tất cả cái sôi nổi, đắm say của trái tim, chắt hết phần tinh tuý nhất của mình vào sáng tạo nghệ thuật một cách có trách nhiệm và đầy tự chủ.
Không khó để nhận ra phong cách thơ Xuân Quỳnh, bởi trong mỗi trang viết tồn tại một cái tôi trữ tình: trẻ trung mà chững chạc, mãnh liệt mà nữ tính, mâu thuẫn mà thống nhất. Thơ bà luôn gắn bó mật thiết với cuộc đời, mơ ước luôn trỗi dậy xanh tươi giữa hiện thực khắc nghiệt. Thơ Xuân Quỳnh đẹp như một bông cúc xanh tràn đầy hivọng giữa muôn ngàn sắc hương của thi đàn Việt Nam.
3. Kết luận
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là niềm tự hào của thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu là thi sĩ tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ mới đầu tiên của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Trong khi đó, Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho văn học Việt Nam những năm từ 1945 đến 1975. Cả hai thi sĩ, người thì được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”, người thì thì được bạn đọc mến mộ phong tặng danh hiệu “bà hoàng thơ tình”. Thơ ca của mỗi thi sĩ mang vẻ đẹp riêng, giá trị riêng. Việc tìm hiểu vẻ đẹp ấy trong thế so sánh sẽ làm sáng tỏ hơn phong cách của mỗi người, từ đó có được cách nhìn nhận, phân tích tác phẩm đúng đắn, đa chiều hơn.
5
Tác phẩm Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung) Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung) Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974) Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978) Sân ga chiều em đi (thơ, 1984) Tự hát (thơ, 1984) Hoa cỏ may (thơ, 1989) Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994) Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994) Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung) Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982) Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985) Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi - 1981) Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984) Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986) Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995).6
Nghệ thuật : Bài thơ theo thể 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị , chân thực .
8• Phần 1: khổ thơ 1: tiếng gà trưa đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ
• Phần 2: 5 khổ tiếp: kỉ niệm ấu thơ
• Phần 3: còn lại: những cảm nhận suy nghĩ của cháu
9
Đọc chậm rãi, rõ ràng từng câu thơ, chú ý một số điểm nhấn đặc biệt:
- Những câu ba chữ (“Tiếng gà trưa”) cần ngắt nghỉ lâu hơn.
- Điệp khúc “Này con gà mái mơ…. Này con gà mái vàng…”, đọc nhấn vào những chữ “Này” để thể hiện sắc thái liệt kê như là những hình ảnh quen thuộc lướt qua nỗi nhớ của người chiến sĩ.
- Đoạn thơ cuối đọc bằng giọng truyền cảm, trữ tình (đọc nhẹ nhàng, hơi lên cao giọng như tiếng người cháu gọi bà).