Bài 2. Phép tính lôgarit

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Buddy

Độ lớn \(M\) của một trận động đất theo thang Richter được tính theo công thức \(M = \log \frac{A}{{{A_0}}}\), trong đó \(A\) là biên độ lớn nhất ghi được bởi máy đo địa chấn, \({A_0}\) là biên độ tiêu chuẩn được sử dụng để hiệu chỉnh độ lệch gây ra bởi khoảng cách của máy đo địa chấn so với tâm chấn (ở Hoạt động mở đầu và Hoạt động 1, \({A_0} = 1\mu m\)).

a) Tính độ lớn của trận động đất có biên độ \(A\) bằng

i) \({10^{5,1}}{A_0}\);                                     ii) \(65000{A_0}\).

b) Một trận động đất tại địa điểm \(N\) có biên độ lớn nhất gấp ba lần biên độ lớn nhất của trận động đất tại địa điểm \(P\). So sánh độ lớn của hai trận động đất.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
18 tháng 8 2023 lúc 23:16

a:

i: Độ lớn của trận động đất là;

\(M=log\left(\dfrac{A}{A_0}\right)=log\left(\dfrac{10^{5.1}\cdot A_0}{A_0}\right)=5,1\)(richter)

ii: Độ lớn của trận động đất là:

\(M=log\left(\dfrac{A}{A_0}\right)=log\left(\dfrac{65\cdot10^3\cdot A_0}{A_0}\right)=log\left(65000\right)\simeq4,81\)(richter)

b: \(A_N=3\cdot A_P\)

\(M_N=log\left(\dfrac{A_N}{A_0}\right);M_P=log\left(\dfrac{A_P}{A_0}\right)\)

\(M_N-M_P=log\left(\dfrac{A_N}{A_0}\right)-log\left(\dfrac{A_P}{A_0}\right)\)

\(=log\left(\dfrac{A_N}{A_P}\right)=log3\simeq0,48\)

=>Trận động đất ở địa điểm N lớn hơn 0,48 độ richter


Các câu hỏi tương tự
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết