Đề: Trong bài phát biểu nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long -Hà Nội, giáo sư Vũ Khiêu đã nói: '' Để giàu sang , một người có thể chỉ mất vài ba năm , nhưng để trở thành người có văn hóa có thể mất hàng chục năm , có khi cả cuộc đời''.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
- giúp cháu với cô chú các bạn ơi :<<
đc cả bài thì càng tốt nhé
Xã hội ngày càng phát triển, ta có thể không quá lạ lẫm khi bắt gặp một người có nhiều tài sản, tiền của và giàu có từ rất trẻ. Nhưng khi xã hội càng trở nên mạnh hơn về kinh tế như vậy, việc gặp một người sống có văn hóa và trình độ ứng xử thì dường như lại khan hiếm hơn? Vì thế, có câu nói của Vũ Khiêu từng viết: “Để giàu sang, một người chỉ có thể mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời”
Đó là một câu nói nổi tiếng trong bài phát biểu nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long của Vũ Khiêu, ông đã nêu ra một vấn đề mà dường như ở thời đại nào, tầng lớp nào đều có và xuất hiện. Ngoài đường, ta gặp không ít người vô gia cư hành khất nghèo khổ, nhưng lại có một trái tim ấm áp, biết sẻ chia cho nhau từng miếng cơm manh áo, dù cuộc sống vật chất của họ thì thiếu thốn chẳng có gì. Nhưng lại không khó để bắt gặp những giới thượng lưu đẳng cấp, thừa tiền bạc và tài sản, nhưng lại coi người khác như một sự xúc phạm đối với mình, và có thể nói những câu vô văn hóa khi gặp kẻ kém hơn mình về tiền bạc.
Thật vậy, điều đó là không tránh khỏi, vì con người ta đam mê tiền bạc và sự giàu có về thể xác mất rồi. Còn đời sống tinh thần lại dường như bị xem nhẹ và bỏ qua. “Văn hóa” trong câu nói của Vũ Khiêu chỉ khái niệm rộng, bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, từ khoa học cho đến nghệ thuật, và từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ và giao tiếp ứng xử hằng ngày của con người. Trong câu nói của mình, Vũ Khiêu đề cập tới văn hóa, như một quá trình phải rèn luyện dày công của con người trong thời gian dài mới có được. Đối lập với “vài ba năm” để giàu sang, muốn hình thành nhân cách phải trải qua trong một quãng thời gian rất dài và không phải ai cũng có thể làm được nhanh chóng. Văn hóa tri thức và đạo đức vốn dĩ đi liền với nhau, người có văn hóa cao thì thường sẽ là một thường có đạo đức phẩm chất tốt và đáng nể. Mặc dù cuộc sống có nhiều trường hợp không được như vậy, đòi hỏi con người không chỉ rèn luyện tri thức văn hóa, mà còn phải học cách làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. Con người có thể gây dựng sự nghiệp và trở nên giàu có trong vòng vài ba năm nhờ sự lao động cần cù và sáng tạo của mình, nhưng con người ta không thể nhờ thế mà tạo nên một sự giàu có về văn hóa cho chính mình. Mà cần phải trải qua sự thử thách của thời gian trong một thời gian dài.
Câu nói trên thực sự rất đúng và đáng để chúng ta phải lưu tâm suy nghĩ. Lenin đã từng nói “học, học nữa, học mãi” nhấn mạnh sự học với con người là suốt đời không ngừng nghỉ. Nhiều bạn trẻ nghĩ việc học chỉ dừng lại đến khi ta học xong đại học có bằng cấp, nhưng xin thưa, việc học văn hóa là suốt đời. Bạn không thể trở thành một người văn minh lịch sự, nếu bạn không có văn hóa và kĩ năng đúng đắn, vì vậy bạn sẽ chỉ là một người thô tục và tầm thường mà thôi. Mỗi người trong chúng ta phải mất cả đời để rèn luyện những đức tính như: lòng vị tha, tình yêu thương ,nhân ái, dũng cảm, bao dung, trân trọng quá khứ, ý thức dân tộc, cộng đồng… Như Hồ Chí Minh, một người sống và cống hiến hết mình vì đất nước, và cũng là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo, một con người nhân cách vĩ đại và cao thượng.
Câu nói trên đã dạy cho ta một bài học và mở rộng cho ta hơn về suy nghĩ. Đừng nghĩ bạn chỉ cần giàu sang là bạn có tất cả, đôi khi giàu sang chỉ là một điểm nghỉ chân rất nhỏ, mà bạn cần phải tiến xa hơn trong bước đường học tập văn hóa của mình. Một xã hội với những con người tiến bộ về tri thức, rất cần những con người toàn diện về văn hóa và đạo đức.
Cảm ơn câu nói của Vũ Khiêu, đã khiến cho ta hiểu việc học tập tri thức văn hóa là quan trọng như thế nào. Để đào tạo điều đó rất cần sự chung tay của gia đình và xã hội. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân hãy tự ý thức, và là người thầy văn hóa của chính mình.
Văn hóa ứng xử có được ko e?
Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy văn hóa ứng xử là gì?. Trước hết đó là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy đó chỉ là những lời nói, giao tiếp, trò chuyện bằng những lời nói, hành động rất thường ngày nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được người đối diện như thế nào. Chính vì vậy ứng xử cũng được coi như một chuẩn mực để đánh giá đạo đức và con người.
Trong cuộc sống người khéo ăn, khéo nói luôn được lòng người đối diện. Cách ứng xử thông minh không chỉ tạo ra thiện cảm của mọi người, còn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, công việc hay cuộc sống cũng vì thếthoải mái hơn, dễ dáng hơn. Ứng xử khéo léo trước hết được thể hiện ở lời nói dịu dàng, biết thưa gửi, lịch sự, khi nói chuyện biết lắng nghe và lắng nghe những gì người khác nói … chính là một phần của văn hóa ứng xử. Bạn sẽ nhận lại được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt từ người đối diện.
Không những thế, cư xử văn hóa còn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Những người làm kinh doanh, buôn bán… khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng vì thế mà có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn, có nhiều khách hàng hơn. Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tình trọng nghĩa. Ngay từ thủa bé, bố mẹ đã dạy chúng ta biết đi thưa về gửi, khi ăn phải biết mời người lớn tuổi, khi sai phải biết nhận lỗi cúi đầu. Đó chính là những bà học đầu tiên về làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Lớn hơn là mỗi quan hệ với thầy cô, đồng nghiệp và xã hội. Một gia đình biết yêu thương nhau, tràn ngập tiếng cười được bắt nguồn từ những điều nhỏ như thế. Những mối quan hệ của bạn trong xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn có một cách ứng xử phù hợp, hòa nhã với tất cả mọi người.
Văn hóa ứng xử là thể hiện rõ nhất con người bạn, tính cách và phẩm chất cá nhân. Nhưng đáng tiếc thay trong xã hội hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều bạn hành xử một cách thiếu văn hóa, không biết cách cư xử. Không ít những bạn học sinh, sinh viên là một trong những số đó. Lên xe buýt không nhường ghế cho người già và trẻ em, khi tới trường có thái độ bất kính với thầy cô giáo, phát ngôn thiếu văn hóa, có những hành xử thiếu tôn trọng người khác….. Thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn còn có những lời lẽ châm biếm, tung clip lên mạng xã hội. Chỉ vì một chút lỗi lầm bị thầy cô nhắc nhở cũng vì thế mà lên mạng xã hội nói những điều không hay. Có thể do các bạn vốn đã quen với cuộc sống đủ đầy, được tiếp xúc với một nền văn hóa mới cởi mở hơn nên đã dần đánh mất đi những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại. Nhưng dù có ở xã hội nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không vì thế mà đánh mất đi những giá trị văn hóa của dân tộc mình đó là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tôn sư trọng đạo….”. Khi vật chất và giá trị đồng tiền lên ngôi, con người cùng vì thế mà trở nên lạnh lùng, vô cảm với chính cả với cuộc sống của mình và những người xung quanh. Cư xử văn hóa trở thành một đề tài đáng quan tâm đối với toàn xã hội.
Ứng xử có văn hóa không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động, từ những điều nhỏ nhất như kêu gọi mọi người giữ gìn môi trường, quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, hay chỉ là không vứt rác bừa bãi ra môi trường… cũng thể hiện bạn là một người biết cách ứng xử, có tấm lòng bao dung với mọi người
Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của mỗi người. Việc trau dồi kiến thức và kỹ năng sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hòa nhập với xã hội, hòa hợp được với mọi người
Nguồn ở đây