ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8
I-Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
Câu 1: Vì sao Pháp xâm lược nước ta?
Câu 2: Bước đầu quân Pháp thất bại như thế nào?
Câu 3: Tinh thần kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta như thế nào? Có gì khác với thái độ chống Pháp xâm lược của triều Nguyễn?
Câu 4: Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất? Vì sao triều đình Nguyễn kí hiệp ước?
Câu 5: Ai được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại Nguyên Soái?
Câu 6: Câu nói "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ Nam thì mới hết người Nam hết đánh Tây" của ai?
Câu 7: Nghĩa quân của ai đốt cháy tàu hy vọng của Pháp trên sông Vòm Cỏ Đông?
II-Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc
Câu 8: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (nguyên nhân, diễn biến)
Câu 9; Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội như thế nào?
Câu 10: Nội dung hiệp ước Giáp Tuất?
Câu 11: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai (nguyên nhân. diễn biến)
Câu 12: Nhân dân Bắc Kỳ kháng chiến chống Pháp như thế nào?
Câu 13: Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt?
Câu 14: Chứng minh từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn?
III-Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Câu 15: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa cuộc phản công của phái chủ chiến?
Câu 16: Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
IV-Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 17: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Thế
V-Trào lưu cải cách:
Câu 18: Những nhà cải cách tiêu biểu, nội dung cải cách
Câu 19: Vì sao những cải cách không được thực hiện
VI-Chính sách khai thác thuộc địa
Câu 20: Nội dung chính sách khai thác thuộc địa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam
Câu 21: Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam
Câu 22: Giai cấp và tầng lớp mới nào xuất hiện ở Việt Nam sau chính sách khai thác thuộc địa của Pháp
VII-Phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XIX
Câu 23: Phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, chống thuế
Câu 11.
Nguyên nhân:
- Tình hình VN :
+ K.tế kiệt quệ, nd đói khổ.
+ Các đề nghị cải cách d.tộc đều bị khước từ.
+ Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ mạnh mẽ, lm chính trị rối loạn cực độ .
- Tình hình nc Pháp: lúc này, Pháp chuyển sang chủ ngĩa đế quốc, nhu cầu xâm lược thuộc địa ngày càng cao , nên chúng quyết tâm đánh Bắc Kì lần 2.
Diễn biến:
- 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành.
- Quân ta anh dũng chống trả nhung thất bại .
- Pháp chiếm HN và các tỉnh đồng =.
câu 1 : xin lỗi mình trả lời k đầy đủ chỉ góp ý :
- nhằm chiếm thi trường vơ vén tài nguyên
-vị trí địa lý quan trọng giàu tài nguyên , chế độ pk suy yếu
1/_Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
2/Sự thất bại bước đầu của Pháp
- Ngày 1 - 9 - 1858. quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến và anh dũng chống trả.
-Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.
3/ Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta :
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,