Tập làm văn lớp 7

nguyen thi huong giang

Đề bài : Chứng minh '' Cha mẹ là điểm tựa vững chắc cho con cái "

GIÚP MINH NHÁ

Kirigaya Kazuto
22 tháng 4 2017 lúc 12:41

Không một gia đình nào là hoàn hảo... vẫn có cãi vã, vẫn có "chiến tranh", thậm chí là sự lạnh lùng trong một thời gian rất dài, nhưng cho đến cuối cùng, gia đình vẫn là gia đình, nơi tình yêu luôn luôn hiện hữu...” - tôi đọc đoạn văn này trên Internet, và ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đang đến rất gần, mọi cảm xúc trào dâng trong mỗi chúng tôi, những người xa nhà công tác nơi miền Tây Quảng Trị.

Mỗi người đều có một nỗi niềm riêng trong một cuộc sống vốn có nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều màu sắc khác nhau, nhưng khi trở về bên gia đình thân yêu của mình, tôi tin rằng mọi người luôn có chung một tình yêu, mà ở đó, không hề có sự hiện hữu giữa “nên cho” hay “nên nhận”, sự đấu tranh, giành giật, mà thay vào đó là sự hy sinh, sẻ chia và luôn quan tâm nhau giữa các thành viên trong gia đình. Mỗi khi chùn chân, mỏi gối hay có những mối lo, những niềm vui dù là nhỏ bé trong cuộc sống, thì gia đình chính là nơi mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên. Gia đình chính là tổ ấm, là cái nôi của sự dìu dắt, chở che từng thành viên trong đó. Đồng thời, gia đình còn là tế bào của xã hội, để đánh giá một xã hội tiến bộ hay không, không hoàn toàn chỉ dựa vào nền kinh tế của một đất nước, mà đó còn là nền văn hoá của đất nước ấy. Văn hoá của đất nước một phần bắt nguồn từ sự thoả mãn hạnh phúc của mỗi công dân, công dân hạnh phúc hay không thì gia đình chính là tấm gương phản chiếu một phần vào tiêu chuẩn văn hoá của đất nước. Một gia đình hạnh phúc thực sự không có nghĩa là luôn tồn tại nụ cười mà còn xen lẫn những giọt nước mắt, sự hiện hữu của những nỗi buồn. Điều đáng trân trọng ở trong gia đình chính là sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, bỏ qua những thói hư tật xấu của mỗi thành viên, luôn dang tay chở che bạn mỗi ngày dù xã hội có quay lưng: “Khi mọi thứ dường như trở nên tồi tệ, chỉ có một vài người luôn đứng bên bạn mà không hề do dự - đó chính là gia đình” (Jim Butcher). Tuy nhiên vẫn còn đâu đó, những mảnh đời bất hạnh, không có người thân bên cạnh ngay từ khi họ sinh ra trên cõi đời, cũng có những người tự rời bỏ chính gia đình của mình. Những người tự rời bỏ gia đình có thể là họ có lỗi với gia đình của chính mình và cũng có thể điều ngược lại đã xảy ra… Xã hội ngày càng phát triển thì thời gian người thân trong gia đình dành cho nhau cũng trở nên eo hẹp. Thế nên, hạnh phúc gia đình được vun vén nhiều nhất sau những giờ nghỉ trưa hay mỗi khi chiều về. Những bữa cơm đầy đủ mọi thành viên quây quần bên mâm cơm nóng hổi, ngào ngạt hương vị của tình thân, đã xua tan đi những nhọc nhằn của người làm cha, làm mẹ khi phải làm việc vất vả để nuôi con cái ăn học; là động lực thúc đẩy con cái cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp công lao của bậc sinh thành. Còn đối với gia đình có con cái trưởng thành, thì hạnh phúc của người làm cha, làm mẹ là được chứng kiến các con trưởng thành trong sự nghiệp, hạnh phúc với gia đình nhỏ của chúng, hiếu thảo và làm tròn nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, chăm lo cho các em.

Những người làm ngành điện ở miền núi như chúng tôi ít khi có thời gian dành cho gia đình của mình. Có những người anh tuổi ở độ trung niên vì sự nghiệp và vì gia đình, đã không ngại công tác ở miền xa để lo toan cho cuộc sống gia đình nhỏ bé của các anh. Dưới mái nhà của một gia đình nơi rất xa ấy, có người vợ trẻ và các con thơ vẫn mong đến ngày cuối tuần gia đình sum vầy, các con lại được ôm vai ba nũng nịu, hay được ba cõng đi chơi khắp xóm, khoe với bạn bè để bù đắp lại những ngày xa vắng. Có những chàng trai trẻ mới lập gia đình cũng ngược đường ngược sá lên miền núi dâng tuổi xuân cho ngành, cho nghề, vì tình yêu nghề và vì cũng trách nhiệm với gia đình mới của mình. Và còn có những chàng trai độc thân, xa quê hương, xa gia đình để lập nghiệp, tìm chân trời mới cho riêng mình. Tất cả những con người ấy đều có chung một ao ước, ao ước được sống và cùng chia sẻ với gia đình thân yêu của họ: “Gia đình là sự nghiệp cuối cùng. Tất cả mọi sự nghiệp khác đều phục vụ cho một mục đích - đó chính là gia đình.”

Bình luận (2)
Linh Phương
22 tháng 4 2017 lúc 14:15

Gợi ý:
+) Gia đình chính là trường học đầu tiên xây dựng nhân phẩm cho thế hệ trẻ. Trong suốt cuộc đời, gia đình luôn luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm, là cái nôi của sự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người và xã hội.

+) Một bộ phận bậc làm cha mẹ ngày càng vô trách nhiệm, không chăm sóc mà còn làm hư hỏng con cái bởi sự hư hỏng của bản thân. Cha mẹ dạy con phải lễ phép nhưng chính họ lại không tôn trọng cha, mẹ của mình (ông bà của trẻ). Người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng mọi người. Hành động xấu này sẽ ăn sâu mọc rễ ngay từ tuổi thơ và củng cố dần tới mức hình thành nên tính cách.

+) Để gia đình là điểm tựa vững chắc, ngay từ nhỏ, cha mẹ phải làm gương cho các con và uốn nắn các con có những ứng xử đúng mực, tục ngữ có câu “Trẻ lên ba cả nhà học nói”, cả nhà hay gia đình chính là khâu đầu tiên để con người có thể nên người. Cha mẹ cần giáo dục văn hóa cho các con như: văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp... Tập luyện cho con ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, cẩu thả.....

==> Có thể nói nếp sống gia đình như liều thuốc đề kháng tốt, để chống lại những loại vi khuẩn tiêu cực từ xã hội. Gia đình còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị cao quý của nền văn hóa dân tộc và truyền thụ cho lớp trẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các bậc cha mẹ hãy là điểm tựa vững chắc cho con.

Bình luận (0)
Đạt Trần
22 tháng 4 2017 lúc 14:47
Mỗi người đều có một nỗi niềm riêng trong một cuộc sống vốn có nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều màu sắc khác nhau, nhưng khi trở về bên gia đình thân yêu của mình, tôi tin rằng mọi người luôn có chung một tình yêu, mà ở đó, không hề có sự hiện hữu giữa “nên cho” hay “nên nhận”, sự đấu tranh, giành giật, mà thay vào đó là sự hy sinh, sẻ chia và luôn quan tâm nhau giữa các thành viên trong gia đình. Mỗi khi chùn chân, mỏi gối hay có những mối lo, những niềm vui dù là nhỏ bé trong cuộc sống, thì gia đình chính là nơi mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên. Gia đình chính là tổ ấm, là cái nôi của sự dìu dắt, chở che từng thành viên trong đó. Đồng thời, gia đình còn là tế bào của xã hội, để đánh giá một xã hội tiến bộ hay không, không hoàn toàn chỉ dựa vào nền kinh tế của một đất nước, mà đó còn là nền văn hoá của đất nước ấy. Văn hoá của đất nước một phần bắt nguồn từ sự thoả mãn hạnh phúc của mỗi công dân, công dân hạnh phúc hay không thì gia đình chính là tấm gương phản chiếu một phần vào tiêu chuẩn văn hoá của đất nước. Một gia đình hạnh phúc thực sự không có nghĩa là luôn tồn tại nụ cười mà còn xen lẫn những giọt nước mắt, sự hiện hữu của những nỗi buồn. Điều đáng trân trọng ở trong gia đình chính là sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, bỏ qua những thói hư tật xấu của mỗi thành viên, luôn dang tay chở che bạn mỗi ngày dù xã hội có quay lưng: “Khi mọi thứ dường như trở nên tồi tệ, chỉ có một vài người luôn đứng bên bạn mà không hề do dự - đó chính là gia đình” (Jim Butcher). Tuy nhiên vẫn còn đâu đó, những mảnh đời bất hạnh, không có người thân bên cạnh ngay từ khi họ sinh ra trên cõi đời, cũng có những người tự rời bỏ chính gia đình của mình. Những người tự rời bỏ gia đình có thể là họ có lỗi với gia đình của chính mình và cũng có thể điều ngược lại đã xảy ra… Xã hội ngày càng phát triển thì thời gian người thân trong gia đình dành cho nhau cũng trở nên eo hẹp. Thế nên, hạnh phúc gia đình được vun vén nhiều nhất sau những giờ nghỉ trưa hay mỗi khi chiều về. Những bữa cơm đầy đủ mọi thành viên quây quần bên mâm cơm nóng hổi, ngào ngạt hương vị của tình thân, đã xua tan đi những nhọc nhằn của người làm cha, làm mẹ khi phải làm việc vất vả để nuôi con cái ăn học; là động lực thúc đẩy con cái cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp công lao của bậc sinh thành. Còn đối với gia đình có con cái trưởng thành, thì hạnh phúc của người làm cha, làm mẹ là được chứng kiến các con trưởng thành trong sự nghiệp, hạnh phúc với gia đình nhỏ của chúng, hiếu thảo và làm tròn nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, chăm lo cho các em.

Những người làm ngành điện ở miền núi như chúng tôi ít khi có thời gian dành cho gia đình của mình. Có những người anh tuổi ở độ trung niên vì sự nghiệp và vì gia đình, đã không ngại công tác ở miền xa để lo toan cho cuộc sống gia đình nhỏ bé của các anh. Dưới mái nhà của một gia đình nơi rất xa ấy, có người vợ trẻ và các con thơ vẫn mong đến ngày cuối tuần gia đình sum vầy, các con lại được ôm vai ba nũng nịu, hay được ba cõng đi chơi khắp xóm, khoe với bạn bè để bù đắp lại những ngày xa vắng. Có những chàng trai trẻ mới lập gia đình cũng ngược đường ngược sá lên miền núi dâng tuổi xuân cho ngành, cho nghề, vì tình yêu nghề và vì cũng trách nhiệm với gia đình mới của mình. Và còn có những chàng trai độc thân, xa quê hương, xa gia đình để lập nghiệp, tìm chân trời mới cho riêng mình. Tất cả những con người ấy đều có chung một ao ước, ao ước được sống và cùng chia sẻ với gia đình thân yêu của họ: “Gia đình là sự nghiệp cuối cùng. Tất cả mọi sự nghiệp khác đều phục vụ cho một mục đích - đó chính là gia đình.” Và trong cái gia đình đó cha mẹ là điểm tựa vững chắc vô cùng

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 4 2017 lúc 17:13

Mở bài:

Trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống, mỗi người trong chúng ta đều tìm đến những điểm tựa tinh thần, những điểm tựa vực chúng ta dậy khỏi những khó khăn, vấp váp tưởng chừng không thể vượt qua được. Một trong số những điểm tựa vô cùng quý giá đối với mỗi cá nhân là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình mang đến sức mạnh vô giá mà không cá nhân nào có thể phủ nhận được, trở thành điều đáng giá nhất còn lại sau khi trải qua nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Thứ tình cảm quý báu đó được nhắc tới một cách đầy lắng đọng trong đoạn kết bộ phim Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ gia đình của mình, nhân vật Dom đã nói với người anh em của mình rằng: Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu. Câu nói neo đậu mãi trong tâm trí người xem về tình cảm cao quý mà bền vững.

Thân bài:

Giải thích

Giải thích từ ngữ: gia đình hiểu theo nghĩa hẹp là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống, cùng một nhà, đó là tình cảm đẹp đẽ mà ai cũng cần nâng niu, trân trọng bằng cả tấm lòng mình. Mở rộng hàm nghĩa của từ gia đình, đó là sự gắn kết giữa người với người trong xã hội ngay cả những người không cùng huyết thống với nhau.

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đặt trong mối quan hệ giữa những người thấn cùng máu mủ, ruột rà, là điều thiêng liêng mà không ai có thể phủ nhận được.

Giải thích ý kiến: Ý kiến là lời tâm sự của nhân vật Dom nói với người anh em của mình thể hiện tình cảm gia đình có thể vượt ra khỏi rào cản của khoảng cách địa lí (Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất) để mãi lưu giữ được thứ tình cảm trong trẻo đó trong trái tim (cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi). Tình cảm gia đình là thứ tình cảm không điều gì xóa nhòa được, không điều gì có thể cản trở và làm nó trở nên nhạt nhòa được (chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu.

Tóm lại: Câu nói đã thể hiện sức mạnh của tình cảm gia đình như mộ điểm tựa tinh thần có thể giúp con người vượt qua mọi rào cản của không gian, thời gian để đem đến cho mỗi cá nhân những giá trị sống tốt đẹp nhất. Tình cảm gia đình không bó hẹp trong phạm vi sự gắn kết giữa những người cùng huyết thống mà hiểu rộng ra, những người ngoài huyết thống vẫn có thể có được tình cảm cao quý này, khi đó “gia đình” được hiểu là cộng đồng, là xã hội nhân quần.

Phân tích, bình luận ý kiến

Tình cảm gia đình được thể hiện trên những phương diện nào?

Tình cảm gia đình trước hết là tình cảm mà những người trong gia đình dành cho nhau, đó có thể là tình mẫu tử, tình phụ tử hoặc tình cảm vợ chồng, anh em trong một nhà. Mỗi tình cảm nhỏ đó có bền vững, có sâu nặng thì tình cảm gia đìh mới thực sự mang ý nghĩa vốn có của nó.

Tình cảm gia đình ngoài của những con người có cùng huyết thống dành cho nhau còn là của những con người không cùng huyết thống. Đó cũng là tình cảm đáng trân trọng, thậm chí còn rất quý giá bởi họ đến với nhau không vì bất cứ ràng buộc nào về máu mủ mà chỉ đơn giản là thứ tình cảm cao quý đó được dành cho nhau từ cách họ quan tâm đến nhau, cộng tác với nhau trong công việc, …

Tình cảm gia đình có nhiều cách để thể hiện, đôi khi những sự quan tâm rất nhỏ lại làm nên những điều rất lớn như câu nói khuyết danh: Nhiều người đi tìm những sự lớn lao, vĩ đại ở những nơi rất xa mà không biết rằng thế giới được tạo ra từ những điều rất nhỏ.

Dẫn chứng: Sự quan tâm mà người con dành cho cha mẹ có thể làm cho cha mẹ ấm lòng, Trong những lần cha mẹ đi làm đồng vất vả giữa trời oi bức, không cần phải điều hòa mát lạnh mới làm tan mệt mỏi mà đơn giản chỉ là cốc nước chanh pha vội của người con cũng làm cho cha mẹ cảm thấy xua tan đi những mệt mỏi của công việc. Đó là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình.

Tại sao tình cảm gia đình có thể vượt qua rào cản của không gian địa lí?

Tình cảm gia đình có thể khiến con người luôn cảm thấy gần nên nhau cho dù đang ở khoảng cách rất xa nhau. Điều này có được vì người ta có thể gửi gắm những tình cảm yêu thương, gắn bó với nhau bằng tấm lòng của mình, luôn nghĩ đến nhau, đó chính là khi tình cảm gia đình được thể hiện một cách thầm kín ở mỗi cá nhân.

Khoảng cách địa lí càng xa đôi khi lại chính là nguyên nhân làm khắc sâu hơn nỗi nhớ, khắc sâu niềm mong ngóng của những người thân trong gia đình. Quy luật tình cảm đó thật khó giải thích nhưng lại là điều mà mỗi người trong chúng ta đều phải công nhận.

Nếu những người trong gia đình thực sự muốn dành tình cảm cho nhau thì không điều gì có thể là rào cả. Kể cả một nửa vòng trái đất như nhân vật trong phim với người anh em của mình thì đó cũng chỉ là một khoảng không gian rất ngắn so với thứ tình cảm cao đẹp này.

Dẫn chứng: Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi cho người con là cậu bé Đỗ Nhật Nam (được ghi lại trên mạng Internet) đã thể hiện tình cảm sâu sắc, đó là lòng tự hào, lòng nhớ mong da diết đến người con của mình cho dù khoảng cách địa lí rất xa. Tình cảm của cha dành cho con là một biểu tượng của tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng và cao quý.

Tại sao tình cảm gia đình có thể vượt qua rào cản về thời gian, tồn tại mãi mãi trong tâm trí mỗi con người?

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đẹp, có thể tồn tại vĩnh hằng bởi những gì thuộc thế giới tinh thần là những gì cao quý nhất, bền vững nhất.

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những giá trị tốt đẹp, nó không thể nào bị mất đi trong thế giới con người nếu người ta có ý thức trân trọng và giữ gìn nó.

Tình cảm gia đình đem đến cho mỗi cá nhân những điều gì?

Tình cảm gia đình trước hết là những điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi để con người có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi mỗi con người có thể tìm thấy niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những cản trở trên con đường mà mỗi người gặp phải để vượt qua chúng một cách dễ dàng.

Tình cảm gia đình là tình cảm gắn kết diệu kì mà cuộc sống đem lại cho mỗi con người, là thứ con người tìm về sau một chặng đường dài mệt mỏi.

Trong xã hội hiện nay, vòng xoáy tranh đua ngày càng cuốn con người đi đến những mối quan hệ phong phú trong xã hội thì tình cảm gia đình lại càng trở nên quý giá đối với mỗi con người, là liều thuốc tinh thần vô giá mà không gì có thể thay thế được. Nó được đặt cạnh những thứ tình cảm khác nhưng luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của mỗi con người.

Nếu không có tình cảm gia đình, con người sẽ trở nên khô cằn, dường như đánh mất hẳn một phần quan trọng nhất của cuộc sống. (Học sinh có thể liên hệ đến những trường hợp trẻ em không được bồi đắp bởi tình cảm gia đình sẽ thiếu hụt đi nhiều điều quan trọng mà đáng ra những trẻ em đó có thể nhận được).

Để giữ vững tình cảm gia đình, mỗi con người cần ý thức được những điều gì?

Mỗi con người cần ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình đối với cuộc sống của mỗi con người để giữ gìn nó, giữ lửa cho nó luôn cháy mãi. Tình cảm gia đình là thứ cao quý, vô cùng bền vững nhưng nếu không biết trân trọng thì chính chúng ta sẽ đánh mất đi thứ tình cảm cao đẹp đó.

Để tình cảm gia đình bền vững, mỗi người cần ý thức thực hiện từ những điều nhỏ nhất. Những sự quan tâm nho nhỏ dành cho nhau sẽ làm cho tình cảm gia đình trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn, nhân văn hơn.

Tình cảm gia đình giữa những người ngoài huyết thống thể hiện vẻ đẹp như thế nào? Vai trò của nó đối với mỗi cá nhân trong xã hội.

Không phải chỉ những người có huyết thống mới nảy sinh tình cảm gia đình. Chúng ta có thể nhắc đến những người ngoài huyết thống nhưng vẫn có sự quan tâm, chia sẻ với nhau như những người thân trong gia đình. Dẫn chứng về một số trường hợp những đứa trẻ mồ côi không có nơi nương tựa, các em không được hạnh phúc như những đứa trẻ khác là được gọi mẹ, gọi cha. Các em xứng đáng có được những điểm tựa tinh thần từ những tấm lòng nhân ái trong xã hội, các bà mẹ phụ mẫu nhân từ cưu mang các em. Đó chính là tình cảm gia đình các em nhận được. Tuy rằng không phải là những người cùng huyết thống với các em. Trong xã hội hiện nay các em là những người đáng được quan tâm nhất.

Những “người anh em”, những “gia đình” đặc biệt, không phải mang quan hệ huyết thống được tạo ra từ chính sự quan tâm, sẻ chia, thậm chí là hi sinh cho nhau là điều vô cùng cần thiết trong sự phát triển của xã hội. Bởi chỉ khi con người biết nghĩ về người khác, nghĩ cho người khác bằng tấm lòng chân thành của mình thì các công việc mới có thể được thực hiện suôn sẻ.

Đặc biệt trong xã hội hiện đại, quan hệ xã hội được mở rộng nhiều, thang đo các giá trị xã hội bị đảo lộn hoặc bị thay thế bằng các thang đo giá trị khác thì tình cảm gắn kết giữa người với người trong xã hội là mắt xích vô cùng quan trọng để gắn kết con người, giúp xã hội phát triển mà vẫn tuân theo những quy luật muôn thuở của đời sống, giúp những tình cảm tốt đẹp không bao giờ phai nhạt.

Dẫn chứng: Học sinh chỉ ra những tấm lòng hảo tâm, những con người sẵn sàng hi sinh vì người khác trong xã hội. Họ coi những người đó không chỉ là cộng tác với mình trong công việc mà coi đó chính là gia đình thứ hai đặc biệt của họ …

Chẳng hạn tấm lòng của người giàu có nhất thế giới, tấm gương về ý thức vượt lên trên tất cả những thứ tầm thường để vươn lên giành lấy ước mơ, theo đuổi đam mê – Bill Gates. Ông dành 95% số tài sản của mình để từ thiện. Đó là cách mà ông dành thứ tình cảm “gia đình lớn” trong xã hội cho những người gặp bất hạnh.

Bài học nhận thức và hành động

Tình cảm gia đình là cao quý, vì vậy mỗi người cần ý thức được giá trị của nó và biết trân trọng thứ tình cảm đó.

Những kẻ không biết quý trọng tình cảm gia đình sẽ nhận những hậu quả thích đáng.

Xây dựng ý thức cho mỗi cá nhân về việc tạo dựng tình cảm “gia đìnnh” đối với những người xa lạ, không cùng huyết thống trong xã hội.

Bài học nhận thức, hành động của bản thân.

Kết bài:

Mỗi cá nhân đều có những khoảng lặng cho riêng mình. Có những người tìm khoảng lặng trong tình bạn, có những người thấy cuộc sống của họ ý nghĩa trong tình yêu và có những người cho rằng tình cảm gia đình là khoảng lặng ý nghĩa nhất trong cuộc sống của họ. Cuộc sống vẫn xoay vần, xã hội vẫn tiếp diễn từng nhịp đều đặn của nó nhưng tình cảm gia đình vẫn là những điểm tựa vô cùng giá trụ đối với mỗi con người, là nơi mà con người vẫn hướng về sau một hành trình dài mệt ỏi của cuộc sống lợi danh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nhi Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Quyên
Xem chi tiết
Soke Soắn
Xem chi tiết
Quỳnh Kim Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Ngô Thị Hồng Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Gaming
Xem chi tiết
Võ Lan Thảo
Xem chi tiết
Nguyen Ha Trang
Xem chi tiết