1. Dường như ai cũng cảm thấy buồn khi trời đổ mưa. Còn một số người thì lại thích rong chơi giữa tròi mưa. Nhưng riêng tôi mỗi khi nhìn thấy mưa, tôi lại nhớ về đêm mưa hôm ấy - một đêm mưa mà tôi đã tình cờ bắt gặp một cậu bé rất đáng thương và cũng chính cái đêm hôm đó đã làm tôi không thể kìm nén nỗi xúc động trong lòng, những giọt lệ từ khoé mi của tôi đã lăn dài trên má tôi tựa lúc nào.
Lúc ấy, tôi đang đứng nấp mưa dưới hiên của một căn nhà nằm trên đường Trần Phú - một con đường nổi tiếng là đầy đủ và sung túc nhất thành phố. Cơn mưa làm cho thành phố trở nên buồn tẻ và hiu quạnh. Bất chợt dưới màn mưa lạnh giá kia, bỗng xuất hiện một cậu bé. Tôi giật mình và quan sát thật kĩ cậu ta thì phát hiên ra cậu ấy đã mất đi hai bên cánh tay và đang đi lang thang dưới con đường mưa lạnh buốt ko có một mảnh áo mưa che thân. Thì ra đó là một cậu bé tật nguyền với một thân hình kì dị. Cơn mưa đã làm ướt sũng thân hình nhỏ bé kia. Cậu mặc trên người một bộ đồ rách rưới có nhiều chỗ vá trông thật tội nghiệp. Tôi tự hỏi bản thân rằng tại sao ông trời lại sinh ra những đứa trẻ đáng thương như thế? Thắc mắc muốn biết về hoàn cảnh của cậu, khi về tới nhà tôi đã hỏi mẹ ngay. Mẹ tôi kể rằng đấy là một cậu bé bị nhiễm chất độc màu da cam. Bố mẹ của cậu ta là những người đã góp phần xây dựng đất nước ta tốt đẹp như ngày hôm nay. Bố mẹ cậu đều là thương binh liệt sĩ và họ đã hi sinh vì tổ quốc ngay tại chiến trường. Cậu bé tật nguyền ấy là đứa con mà họ đã để lại sau khi họ qua đời. Cậu được nuôi dưỡng ở một trung tâm trại trẻ mồ côi. Hằng ngày, cậu tự lấy đôi bàn chân của mình để làm ra những cây tăm rồi mang đi bán. Khi nghe xong, tôi cảm thấy cậu bé ấy quá bất hạnh. Có lẽ khi nãy cậu chăm chú nhìn những ngôi nhà ấy vì cậu ao ước mình sẽ có một mái ấm gia đình trọn vẹn có cha có mẹ kề bên ko còn cô đơn lẻ loi một mình. Tuy tôi đã mất đi một người cha nhưng tôi vẫn còn được mẹ nuông chiều và chăm sóc. Tôi đã từng nghĩ cuộc đời tôi mất đi cha thì thật buồn và bất hạnh nhưng tôi nào ngờ có những con người còn bất hạnh hơn tôi nhiều.
Các bạn có biết không chắc cậu bé bị nhiễm chất độc màu da cam kia đã tự mình vượt qua nỗi xót xa khi mất đi gia đình ấm cúng và bị tật nguyền. Những việc ấy đã ko đẩy lùi quyết tâm của cậu mà cậu đã vươn lên chống chọi mọi khó khăn. Thế rồi cả đêm đó tôi đã khóc thầm vì một người mà tôi chưa từng quen biết. Tôi thật nể phục cậu bé ấy. Tôi mong một ngày nào đó nụ cười hạnh phúc sẽ hé nở trên đôi môi của cậu bé tội nghiệp kia
2. Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tình dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.
Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục cùa tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ.
Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem vê chiên thăng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang của lớp học, rải rác một số nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được.
Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.
Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng dẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.
- Vé số đây! Vé số đây!
Đang ngồi uống nước cùng tụi bạn ở bên vệ đường, bất chợt nghe tiếng rao lanh lảnh, tôi quay lại nhìn thì thấy một em bé bán vé số. Đây là cậu bé tôi mới gặp lần đầu nhưng những ấn tượng về em vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi.
Em bé ước chừng tám, chín tuổi. Dáng người em dong dỏng cao. Em mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay màu nâu giống như mấy đứa trẻ chăn trâu ở quê tôi. Chiếc quần bò lửng em mặc cũng đã bạc phếch, sờn cả hai đầu gối. Một vài tia nắng của buổi xế chiều còn vương lại khẽ rọi qua cái mũ phớt em đội để lộ ra khuôn mặt chữ điền vuông vức.
Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt tròn to, đen lay láy, trông lanh lợi, thông minh nhưng thoáng chút u buồn. Em chạy dọc trên đường phố, đến các sạp bán báo, bán hoa quả, mồm không ngớt lời mời chào. Nhưng em bị từ chối bởi thái độ thờ ơ, lạnh lùng, ánh mắt dửng dưng của mọi người, thậm chí đáp lại em là những câu quát tháo. Khi đó, đôi mắt em rũ xuống, nét mặt đầy u buồn.
Em lững thững, bước từng bước nặng nề. Có lẽ em nghĩ: "Nếu không bán hết xấp vé số này thì tối lấy gì mà ăn đây". Bất chợt, một ông khách có dáng người to, cao, bệ vệ ngồi trong quán gọi em vào. Ông nhích nhích từng tờ để dò số. Nét mặt ông hào hứng như sắp được trúng độc đắc. Em bé vẫn đứng đó, đôi mắt sáng lên, khuôn mặt rạng rỡ đến lạ thường. Chắc em đang cầu mong cho ông khách kia mua vé thật nhiều, trúng thật nhiều để vé số của mình đắt hàng hơn.
Ông khách trả tiền xong, như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào, em bé lại nhanh nhẹn đi, miệng không ngớt lời rao mời. Thấy thế, tôi dừng lại rút số tiền ba cho sáng nay, gọi em lại mua một vé. Em xòe cả xấp vé số cho tôi chọn, miệng em cười để lộ ra hàm răng trắng, đều đặn, rồi nói:
- Anh Hai mua số nào? Hay để em chọn cho nghe! Em chọn là may mắn lắm đó.
Nói rồi, nhanh như cắt em rút cho tôi một tờ. Tôi gửi tiền và không quên chúc em bán được nhiều vé số, em gật đầu cảm ơn lia lịa. Tuy biết rằng có thể chẳng trúng gì nhưng tôi vẫn mua vì tôi thấy thương em mới có chừng ấy tuổi đã phải chịu cực khổ, phải làm việc vất vả hàng ngày. Tuổi của em lẽ ra phải được vui chơi, được học hành.
Tôi đi về nhà nhưng hình ảnh em bé bán vé số chiều nay khiến tôi phải suy nghĩ mãi. Cùng lứa tuổi như tôi, có biết bao trẻ em thiếu may mắn phải lặn lội trong sương gió kiếm tiền sinh sống. Nếu lúc này ai hỏi tôi ước gì, tôi sẽ nói: "Ước gì cho mọi trẻ em đều được đến trường".
2)
1. Mở bài
- Giới thiệu về ngồi trường của em: Trường của em đang học mang tên nhà nhà bác học Lê Quý Đôn, ngôi trường nằm ở trung tâm xã.
2. Thân bài
- Sáng nay tổ của em có nhiệm vụ trực nhật lớp nên em đến trường sớm hơn mọi ngày.
- Nhà em cách trường khoảng 500m. Nhìn từ xa ngôi trường thật đẹp, nằm lấp lo dưới những tán cây Bàng.
- Cảnh vật buổi sáng sớm thật yên bình, những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những tán lá bàng làm chói sáng lên những giọt sương còn đọng lại trên lá.
- Ánh nắng như tô điểm thêm sắc hồng cho mái ngói đỏ của trường thêm rực rỡ trông như mồng của chú gà trống buổi sớm mai.
- Từng làn gió thoáng nhẹ như làm cho tâm hồn trở nên thư thái thoải mái hơn.
- Em đến trường đã thấy lác đác một số bạn ở sân trường rồi, tuy nhiên các phòng học vẫn còn đang đóng cửa im lìm. Những cánh cửa gỗ đen sậm làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch.
- Phòng học chưa mở cửa nên một số bạn lấy cầu ra đứng vòng tròn chơi đá cầu thể dục buổi sáng. Một số bạn nữ thì chơi nhảy dây. Em cũng chạy đến bỏ cặp dưới cột cờ và tham gia đá cầu cùng các bạn
- Chúng em chơi một lúc thì bác bảo vệ đến và mở cửa các phòng học. Em cùng với bạn Minh, bạn Tuấn trực nhật nên không chơi nữa mà vào quét dọn lớp.
- Lúc quét lớp xong thì bên ngoài sân trường các bạn đi học đã đông. Nhìn ra sân trường lúc này rất đẹp, các bạn đeo khăn quàng đỏ chạy nhảy chơi các trò chơi.
- Tùng tùng tùng tùng.... tiếng trống trường vang lên đúng lúc 7h kém 5 phút, báo hiệu buổi học chuẩn bị bắt đầu
- Các bạn nhanh chóng cầm lấy cặp và chạy đến xếp thành 4 hàng trước cửa từ từ đi vào lớp học. trả lại cảnh yên tĩnh lại cho sân trường
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của em về cảnh trường: Quang cảnh trường em thật đẹp...
- Em sẽ nhớ mãi ngôi trường thân yêu này trong tâm trí. Dù sau này rời khỏi mái trường những có dịp về quê nhà em sẽ đến thăm trường.
Trong xã hội, mỗi người làm một nghề, công việc khác nhau. Có những nghề mà ai cũng biết đến và kính trọng như bác sĩ, giáo viên, công an nhưng bên cạnh đó có những người làm công việc mà không mấy ai để ý đến đó là các bác bảo vệ, các cô lao công,... Thực sự thì những người đó, họ rất đáng được coi trọng và được xã hội đề cao.
Trong một buổi chiều đi dạo với mẹ ở công viên thủ lệ, em đã đặc biệt chú ý đến chị công nhân đang dọn vệ sinh ở ven đường. Bởi chị ấy có điểm gì đó rất khác lạ. Trông chị khoảng ngoài 30 tuổi, dáng người đầy đặn phúc hậu. Chị mặc chiếc áo màu xanh công nhân, và chiếc quần bó ống cùng màu. Mặc dù bộ quần áo chị đang mặc đã bạc màu nhưng trông vẫn rất gọn gàng.
Mái tóc của chị dài và đen óng giống như các thiếu nữ ngày xưa mà em đã từng xem trên phim ảnh. Chị buộc tóc cao lên đỉnh đầu thật gọn gàng. Trên đầu đội mũ bảo hộ lao động màu vàng tươi tắn. Mặc dù chị đeo khẩu trang nhưng em vẫn nhìn thấy làn da chị ngăm ngăm đen. Ngày nào chị cũng dọn vệ sinh ngoài đường thì chắc chắn da chị không thể trắng như những người làm việc ở văn phòng. Nhưng da của chị ấy nhìn rất khỏe và đầy sức sống.
Khi chị bỏ khẩu trang ra, em được nhìn tận mắt những nét đẹp trên khuôn mặt của chị. Mắt chị to, sáng lấp lánh, cặp lông mày đen và được tỉa gọn gàng. Đôi môi chị lúc nào cũng cười rạng ngời, qua nụ cười ấy em cảm nhận được chị rất thoải mái và vui vẻ với công việc mình đang làm. Bàn tay chị thoăn thoắt cầm chiếc chổi tre đưa đi đưa lại trên mặt đường, chị thu rác gọn vào một góc rồi sau đó hót rác vào thùng.
Cứ đi được một đoạn, chị lại kéo cái xe đựng rác đi theo. Từng hành động được chị thực hiện rất nhanh và gọn. Chỉ một lát sau, mặt đường đã sạch sẽ và thoáng mát, không còn vương một chút lá khô hay thứ rác thải nào. Dù trời nắng hay mưa, ngày nào chị cũng cặm cụi, miệt mài với công việc.
Chị công nhân mà em vô tình gặp đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng. Công việc chị làm rất có ý nghĩa cho xã hội và chị xứng đáng được mọi người tôn trọng. Em sẽ luôn cố gắng học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội giống như chị.
Đề 2:
Bây giờ đã là cuối của tiết hai. Sân trường vẫn im lặng, tiếng gió vi vu thổi. Ngoài sân những lá phượng như những bàn tay mềm mại vẫy gọi chúng em ra chơi. Bỗng tùng! tùng! tùng! Ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến.
Các em đứng lên chào cô rồi ùa ra sân, như một đàn ong vỡ tổ. Phút chốc, sân trường đã rộn rã tiếng cười nói của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy. Nổi bật trên sân trường là màu trắng, đỏ và đen. Màu trắng của những chiếc áo đồng phục trông thật sạch sẽ. tinh tươm. Chiếc khăn đỏ trên vai các bạn đội viên bay phấp phới. Màu đen của những mái đầu học trò. Tất cả cùng hoà với nhau như một vườn hoa đầy màu sắc. Những cành phượng, cành me như đang vui đùa với chúng em. Tiếng nói, tiếng cười đùa, tiếng chân chạy đã phá tan cái bầu không khí yên lặng. Bây giờ các nhóm đã ổn định chỗ chơi của mình. Nhanh nhất là đôi bạn Tú và Tùng. Hai bạn luôn nhanh chân, chiếm một chỗ để bắn bi. Có bạn không kể bản sạch, cứ lấy tay phủi đất, để phẳng hơn, bắn cho trúng. Tùng giơ bi lên mồm hơ hơ làm bạn phải giục: “Nhanh lên! lâu la, lề mề thế!” Các bạn lại được một trận cười vỡ bụng. Ngón tay cái bật lên, làm hòn bi này, chạm vào hòn bi kia. Thế là một tràng pháo tay lại vang lên cổ vũ cho Tú. Tùng bị thua, nhưng vẫn cố gắng ván sau gỡ lại. Mấy tốp nam đá cầu, nhanh chóng chiếm một chỗ để chơi. Đôi chân đá cầu nhanh thoăn thoắt, còn miệng thì í ới gọi nhau. Những quả cầu xanh, đỏ bay qua bay lại, bay lên rồi bay xuống. Quả cầu ở chân bạn Hiệp bay lên để đá cho Dũng. Tưởng như quả cầu ấy sắp bị một trận va chạm đau điếng rồi. Nhưng không quả cầu vẫn “nhảy nhót” trên chân của Dũng. Quanh gốc cây phượng một số bạn chơi trò đuổi bắt thật vui. Mặt ai cũng đỏ tưng bừng như quả gấc. Có bạn hiếu động hét toáng lên. Các bạn nữ chơi trò nhảy dây thật nhịp nhàng và khoẻ mạnh. Những vòng dây vun vút quay. Tia nắng ấm áp mùa xuân như hôn lên mái tóc của các bạn. Bạn nào cũng nhảy khéo léo không ai kém ai. Các bạn uyển chuyển lướt qua dây trông thật thích mắt. Vòng dây quay đều đều phát ra một âm thanh nghe thật vui tai. Góc bên kia các bạn nam chơi bóng đá thật là hay. Trái bóng lăn trên sân một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng. Đạt sú một quả, thế là một không đã được ghi. Không những đội vui mà khán giả nhí đứng ngoài cổ vũ cũng vui lây. Tiếng hò reo tiếng cười nói làm rộn rã cả sân trường. Mấy em ngồi say sưa đọc truyện ở ghế đá. Các bạn lớp lớn sánh vai nhau đi đi lại lại trông họ chững chạc thật. Góc bên này các em lớp một đang tranh nhau ngồi lên chiếc bập bênh. Lớp 5E luôn là lớp nhanh nhất. Các bạn lúc nào cũng chơi bóng rổ giỏi hơn các lớp khác. Bạn cao hơn luôn ghi điểm nhiều hơn. Còn mấy bạn thấp tuy không ghi được bàn nào nhưng ai cũng háo hức muốn ghi một bàn thôi cũng được. Mấy bạn lớp 5D chơi kéo co thật sôi nổi. chiếc khăn đỏ buộc ở giữa dây để phân chia thành hai đội. Vạch đã được kẻ sẵn. Trọng tài tuýt lên một tiếng còi. Thế là, cả hai đội cùng ra sức kéo. Bỗng một người ở đội Hiếu bị vấp thế là đội Huy đã chiến thắng. Một hai ba, mèo đuổ chuột, nhữn trò chơi ấy thật giản dị nhưng cũng làm náo nức cả sân trường. Đang chơi vui thì tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã hết. Các bạn nhanh chóng xếp hàng tập thể dục. Trên gương mặt các bạn, ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Một số bạn luyến tiếc khi phải vào lớp: “Chà, tiếc quá, ván bi đang hay thì phải vào lớp!” Còn có bạn hẹn nhau: “Nhớ chiều nay tập trung ở chỗ cũ nhé!”
Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật bổ ích và sảng khoái. Giúp cho chúng em bước vào những tiết học tiếp theo được tốt hơn.
Đề 2:
Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Tuy nhiên, hôm nay em mới đứng gần chú khi đứng chờ một người bạn. Đây cũng chính là người em mới gặp lần đầu nhưng để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên.
Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ đồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh.
Chú mặc quần tây dài gọn gàng, chân đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tăng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.
Chú đứng đó như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc xe máy đậu xe quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy.
Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào. Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc xe hon-đa vù tới ngã năm nhấn ga bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an vội giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô sượng sùng nói lời xin lỗi.
Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai ghi phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: "Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông không được chở ba". Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Cứ thế, chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không có một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này.
Em rất kính phục phong cách làm việc của chú, vừa có tình lại vừa có lí. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố.
C1:
Nắng chiều rải nhẹ trên con đường về nhà. Trên đường đi, em chợt thấy một tốp các chú thợ điện đang đo và tháo lắp chiếc công tơ ở gần khu phố em. Trong đó, người làm em chú ý nhất là một chú thợ điện đang leo lên cột điện và xem xét công tơ.
Bỗng có người gọi tên chú. Thì ra, chú tên là Hiệp. Em đứng ngắm chú hồi lâu. Chú khoảng ba mươi tuổi. Bộ áo công nhân màu cam rất vừa vặn với vóc dáng to, cao của chú. Khuôn mặt chú vuông vắn. Tóc chú màu đen. Nước da chú ngăm ngăm màu bánh mật. Trông chú thật hiền từ.
Thấy em cứ đứng ngây người nhìn chú, chú nở một nụ cười thật tươi. Em tiến bước đến gần chú rồi chào: "Cháu chào chú ạ!" Chú xoa đầu em: "Cháu ngoan lắm, thế sau này cháu có muốn làm công việc như chú không?" Em đáp: "Cháu chưa biết được nhưng công tơ điện để làm gì thế hả chú?" Chú cười: "À! Công tơ điện dùng để đo lượng điện đã dùng cháu ạ!"
Mồ hôi trên lưng áo chú đã thấm ra ngoài nhưng chú vẫn hăng say làm việc. Tay chú nhanh thoăn thoắt. Mặc dù em không hiểu rõ công việc mà chú đang làm nhưng với thái độ làm việc như thế, em biết chú là một người rất yêu nghề. Nếu không có những thợ điện như chú sửa chữa kịp thời thì sinh hoạt của người dân sẽ gặp khó khăn. Em đang đứng thì chú quay xuống nói: " Thôi muộn rồi đấy, cháu về đi kẻo bố mẹ lo lắng."
Em giật mình, chú nhắc em mới nhớ. Thôi đành chia tay chú ở đây vậy. Tuy bóng dáng chú đang xa dần nhưng em sẽ mãi nhớ về chú Hiệp - một người thợ điện thân thiện và biết quan tâm tới người khác.
C2:
Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tình dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.
Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục cùa tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ.
Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem vê chiên thăng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang của lớp học, rải rác một số nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được.
Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.
Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng dẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.