* Đề 1:
Câu 1 (2đ)
"Chương Dương cướp giáo giắc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu".
Bốn câu thơ trên của ai? Viết vào thời điểm nào?
Câu 2 (4đ) Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ?
Câu 3 (2đ) Nước Đại Việt thời Lý được xây dựng và phát triển như thế nào ? Vì sao vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long ? Ý nghĩa của việc làm đó?
Câu 4 (1đ) Vì sao Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa trong khi quân ta đang thắng?
Sợ ko ai giải đề nên cháu xin tag mấy cô, chú, anh, chị CTV và GV vào đây giải hộ: Lưu Hạ Vy , Sen Phùng , Evil Yasuda , Trần Ngọc Định , Bình Trần Thị , Nguyễn Trần Thành Đạt , Trần Hoàng Nghĩa , Võ Đông Anh Tuấn , Trần Thị Bích Trâm , Tuấn Anh Phan Nguyễn
Câu 1:
"Chương Dương cướp giáo giắc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu".
- Bài thơ trên của Trần Quang Khải. Viết vào thời điểm: sau cuộc kháng chiến lần II chống quân Nguyên giành thắng lợi (năm 1285)
Câu 2:
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do sức mạnh đoàn kết một lòng chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Do tài mưu lược cùa Ngô Quyền - lãnh đạo và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng, đâp tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán.
- Ý chí quyết tâm bảo vệ thành quả đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn trước.
- Xác lập vững chắc nền độc lập tự chủ cho nước ta. Kết thúc hơn 1 nghìn năm Bắc thuộc dưới ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra thời kì mới thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn sự đấu tranh giành lại độc lập hàng thế kỉ.
Câu 3:
a. Xây dựng và phát triển nhà nước
* Về tổ chức nhà nước
+ Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long
+ Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
+ Chính quyền Trung ương: đứng đầu là vua, dưới có quan đại thần và quan ở hai bên văn, võ
+ Chính quyền ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương xã.
* Luật phát
+ Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật hình thư.
+ Bao gồm những quy định chặt chẽ bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm giết trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Người bị phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc.
* Quân đội
+ Quân đội nhà Lý bao gồm quân bộ, quân thuỷ
+ Vũ khí có giáo , mác, máy bắn đá
+ Trong quân còn chia thành 2 loại: Cấm quân và quân địa phương
* Việc tuyển chọn quan lại: ban đầu chọn chủ yếu con em gia đình quý tộc, quan lại, sau chọn cả người thi cử đỗ đạt.
* Một số việc làm quan tâm đến đời sống nhân dân: Dựng lầu chuông, làm lễ cày tịch điền,.....
b. Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vì:
- Trong chiếu dời đô nêu rõ: “ Thành Đại La đô cũ của cao vương(Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi.......vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt.
c. Ý nghĩa:
- Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
Câu 4:
- Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước láng giềng sau chiến tranh.
- Không làm tổn thương danh dự của nước lớn.
- Bảo đảm hòa bình dài lâu.
- Để thể hiện tính cách nhân đạo của dân tộc ta.
Câu 1 (2đ):
"Chương Dương cướp giáo giắc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu".
Bốn câu thơ trên của tác giả Trần Quang Khải trong bài Phò giá về kinh.
Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc Trần Quang Khải đi đón Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
Câu 2 (4đ):
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Tag đúng lúc anh online, anh làm trước nhé!
Bài làm:
Câu 1 (2đ)
"Chương Dương cướp giáo giắc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu".
Bốn câu thơ trên của ai? Viết vào thời điểm nào?
Trả lời:
- Bốn câu thơ trên của Trần Quang Khải.
- Bài thơ viết vào thời điểm: Khi Trần Quang Khải đi đón Thái Thượng Hoàng Trần Thành Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay), ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1825.
(Em có tham khảo ở Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một, trang 67)
Câu 2:
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
+ Do sự hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
+ Là trận thủy chiến đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm nước nhà.
+ Mở đầu cho kỉ nguyên mới, độc lập, tự chủ.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Gắn liền với tên tuổi của vị tướng lĩnh tài ba Ngô Quyền.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về cách đánh giặc cho nhân dân đời sau.
(Mổ xẻ như anh cũng chưa chắc tối đa đâu em, chứ nói chi làm ngắn).
Câu 3: Em tham khảo của bạn trên nhé! (Bạn ấy làm đúng rồi, anh lười đánh quá)
Câu 4:
Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa trong khi quân ta đang thắng vì để:
- Giữ vững quan hệ bình thường giữa hai nước sau chiến tranh - Không làm mất danh dự của nước lớn. - Giữ vững nền hòa bình lâu dài cho dân tộc. - Thể hiện sự khéo léo và mềm dẻo về chính sách ngoại giao của Lý Thường Kiệt - Thể hiện tích cách nhân đạo của dân tộc ta. _____________________XONG________________________________ Chủ yếu anh đã làm câu 2 một cách hết sức có thể. Chúc em học tốt môn này. Thực ra môn Lịch Sử 6,7,8 nó có cái hay riêng. Nhưng cứ học đến Lịch Sử Việt Nam, đặc biệt là hồi lớp 7 thì anh thích nhất. Lên lớp 8 còn nhiều cái hay nữa. Cố lên nhé em!
*Câu 2.
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
* Câu 4:
- Đây là một cách kết thúc rất độc đáo của Lý Thường Kiệt- không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đã ở thế cùng lực kiệt, mà kết thúc chiến tranh bằng cách giải hòa để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh
- Để không làm tổn thương đến danh dự của nước lớn, đảm bảo một nền hòa bình lâu dài
- Để thể hiện tính cách nhân đạo của dân tộc ta.
câu 2:
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.