Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là mộ truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
a) Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy.
b) Chỉ ra một số trường hợp dùng C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn trên. Cấu tạo của C-V ấy có gì đặc biệt?
c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ, Hãy chị ra từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn .
d) Trong câu cuối của đoạn văn trên, tác giả đã dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy.
e) Trong câu cuối đoạn văn trên có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các động từ và phân tích giá trị của từng trường hợp
" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là mộ truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. "
a) Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy.
Các trạng ngữ : Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng
Công dụng : chỉ thời gian, nguyên nhân
b) Chỉ ra một số trường hợp dùng C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn trên. Cấu tạo của C-V ấy có gì đặc biệt?
Tinh thần ấy / lại sôi nổi, nó / kết thành một làn sóng / vô cùng mạnh mẽ, to lớn ...
Trong CN tồn tại một câu hoàn chỉnh đó là : tinh thần ấy lại sôi nổi nó nhằm nhấn mạnh và đưa câu đó đến chủ đề chính .
c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ, Hãy chị ra từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn .
Biện pháp đảo trật từ nồng nàn yêu nước diễn tả cụ thể sinh động sức mạnh kì diệu của lòng yêu nước.
d) Trong câu cuối của đoạn văn trên, tác giả đã dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy.
Câu cuối sử dụng hình ảnh so sánh Tinh thần yêu nước( khái niệm trừu tượng) với một làn sóng mạnh mẽ ( hình ảnh cụ thể) để gợi rõ sức mạnh của lòng yêu nước, người đọc như có thể nhìn thấy, chứng kiến được sức mạnh phi thường của nó ( lướt qua…., nhấn chìm …).
e) Trong câu cuối đoạn văn trên có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các động từ và phân tích giá trị của từng trường hợp
Những động từ đó được sắp xếp theo trình tự tăng dần, phù hợp sự phát triển của hành động. Các từ đó thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với những sắc thái khác nhau: kết thành diễn tả ý đoàn kết, lướt qua- sức mạnh vượt qua khó khăn gian khổ, nhấn chìm- sức mạnh chiến thắng. Làn sóng ấy trở thành hình ảnh sinh động, cụ thể của lòng yêu nước khiến người đọc không thể quên.
a) Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên :
Từ xưa đến nay
công dụng của các trạng ngữ ấy:Lòng yêu nước là truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân ta, được tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác.
b) tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
đây là một cụm C-V đặc biệt nhưng nó vẫn chỉ có 1 C-V.trong CN tồn tại một câu hoàn chỉnh đó là : tinh thần ấy lại sôi nổi nó nhằm nhấn mạnh và đưa câu đó đến chủ đề chính
c)c. tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
phân tích : khi nào thì nó kết thành một dòng nước vô cùng mạnh mẽ
tinh thần ấy lại sôi nổi thì nó kết thành một dòng nước vô cùng mạnh mẽ
điều đó nhằm cho nhấn mạnh , đưa câu đó đến chủ đề chính và thấy dược tinh thần ấy rất mạnh mẽ
d)nó nhằm thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt , kiên cường , cuộn trào của lòng yêu nước mà còn thể hiện được đặc điểm liên hồi, ào ạt, dữ dội của lòng yêu nước mỗi khi đất nước có kẻ thù xâm lược. Bên cạnh đó, nhà văn cũng sử dụng phép điệp trong cấu trúc “Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...”, việc điệp từ “nó” là cách Bác nhấn mạnh vào sức mạnh khủng khiếp của lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, tạo nên một giọng điệu đanh thép, hùng hồn, sự khẳng định một cách quả quyết. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê trong cả ba vế câu nhằm thể hiện tính chất nhấn mạnh đối với vấn đề được nói tới.
e)Với hai cụm động từ “lướt qua”... và “nhấn chìm”..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
chúc bạn học tốt