GỢI Ý:
- Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian quen thuộc. Chọn những câu nói ngắn gọn, giàu hình ảnh, ổn định và đăng đối, nhân dân ta đã gửi gắm trong đó những kinh nghiệm, những bài học làm người. Một trong những lời khuyên răn như thế nằm trong câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Thế nhưng không hiểu sao lại có người thắc mắc: "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng".
- Sự thắc mắc của người bạn kia đúng là có lý. Nhưng trước tiên chúng ta hãy đi tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Ngày xưa khi chưa có bút bi, bút mực, người đi học phải mài những thỏi mực tàu để làm mự viết cho những chiếc bút lông. Loại mực này nếu chúng ta để vấy bẩn ra tay thì khó mà rửa sạch. Chính vì thế mà sau này mực tượng trưng cho những cái xấu xa. Ngược lại đèn đem đến cho chúng ta ánh sáng nên đèn là biểu tượng cho sự tốt đẹp, sáng trong. Mượn hai hình ảnh giàu ý nghĩa, tác giả dân gian muốn khẳng định vai trò quan trọng của hoàn cảnh trong việc hình thanh(thành) nhân cách con người. Sống trong môi trường xấu, chúng ta sẽ dễ dàng bị lây nhiễm và ngược lại nếu sống trong môi trường tốt, chúng ta sẽ học tập được nhiều điều hay.
- Câu tục ngữ thực sự là một bài học đúng đắn, rất có lý lại hợp tình. Không cần nói đâu xa, chúng ta chỉ cần nhìn vào cuộc sống của những bạn bè mình. Khi ấy chắc chắc chúng ta sẽ hiểu: nếu gia đình ấm êm, nề nếp và hạnh phúc thì con cái của những gia đình ấy chắc sẽ ngoan ngoãn hơn những gia đình mà lúc nào bô mẹ cũng cãi cọ, đánh nhau. Hoặc xa hơn, nếu ta dao du (giao du)với những hạng người xấu xa, mưu mô xảo quyệt thì ai dám chắc chúng ta sẽ tránh được những thói hư, tật xấu mà những người kia muốn reo rắc vào mình.
- Hoàn cảnh sống vô cùng quan trọng đối với việc tạo thành nhân cách của chúng ta. Thế nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận mặt trái của câu tục ngữ. Trong một số trường hợp, quả thực có người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã sáng. Có người sống giữa môi trường không lành mạnh nhưng họ vẫn giữ được nhân cách sáng ngời. Ta hãy nhớ đến những tấm gương như Nguyễn Trãi, Chu Văn An... họ đều là những người sống ngay giữa cả đám triều thần bất tài, ưa nịnh hót. Thế mà tâm hồn họ vẫn trong sạch và tinh khiết như những đóa sen thơm. Nhìn vào những tấm gương như thế, chúng ta có thể ít nhiều thay đổi trong quan niệm. Chúng ta không ngừng lúc nào cũng ruồng rẫy hay xa lánh những người không tốt. Chúng ta hãy tỏ ra chia sẻ và cảm thông. Hãy tin rằng không ít người trong số họ sa vào cái xấu có khi chỉ vì hoàn cảnh đưa đẩy.
- Câu tục ngữ là một lời nhắn nhủ ý nghĩa dạy ta cách làm người, cách tu rèn đạo đức. Hãy tìm hiển đế ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống của mình và hãy tin:
- "Hiền dữ đâu phải tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên".
(Hồ Chí Minh)