Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Bởi thế nhân dân ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đòn chưa chắc đã rạng.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây ra tay là điều khó tránh khỏi. Ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ thành kẻ xấu.
“Gần mực thì đen”, Chí Phèo trong truyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi ở tù. Sau bao năm, trở về quê cũ, Chí Phèo thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế. Ngược lại, “gần đèn thì rụng”, câu chuyện Mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử khi còn bé được sống gần trường học nên biết lỗ phép, biết chăm chỉ học hành. Giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc.
Nhưng cùng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi, gần đèn chưa chắc đã rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đcn. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ, trở thành vật vô dụng. Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng. Chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt, sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán đương cùa quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc ấy, đòi hỏi người chiến sĩ tinh báo không chỉ cần hộ óc nhanh mà còn cần một bản lĩnh vững vàng đế tự chiến đấu với bản thân. Trong
văn học, t thấy điều này thể hiện rất rõ. ở truyện Những người khốn khổ(Victo Huygi ), những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn itàn đầy ánh sáng của sự sống, của niềm lạc quan, yêu đời. Chú bé Ga-vơ-rốt dù rất nghèo, thậm chí còn phải ngủ trong bụng voi ở công viên, nhưng cậu bé luôn vui vẻ. Chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch. Hình ảnh và tâm hồn cao thượng của chú sẽ luôn sông mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Cô bé Cô-dét dù sống trong tầng lớp dưới đáy xã hội Pháp nhưng tâm hồn cô luôn tr trẻo. Chú bé Rê-mi (Không gia đình) dù chưa tìm được cha mẹ, phải sống ngoài xã hội nhưng không bị nhiễm thổi xấu ở đời. Và trong đôi mắt của Rê-mi luôn thây sự tràn ngập niềm yêu thương. Ngược lại, thật đáng buồn khi ngày nay có một số bạn trẻ sống trong những gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tộ nạn, trở nên hư hỏng.
Nói về sự tác động của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách của con người cũng được đề cập đến trong rất nhiều tác phẩm văn học, những câu chuyện dân gian, như chuyện: Mẹ hiền dạy con, kể về người mẹ hiền từ của nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc, Mạnh Tử, vì muốn con có môi trường học tập tốt nhất, bà đã nhiều lần chuyển nhà, từ khu chợ đến trường học. Nói về sự tác động của môi trường đến con người, tục ngữ dân gian của Việt Nam cũng có một câu nói nổi tiếng như: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là, liệu có thực sự đúng như câu nói “gần đèn thì rạng” không. Có rất nhiều người lại cho rằng, gần mực chưa chắc đã đen mà gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy, ta nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là câu tục ngữ nói về sự tác động của môi trường đối với nhân cách của con người. Theo như câu tục ngữ, khi con người ta sống trong một môi trường lành mạnh, văn minh, được tiếp xúc với những con người có lí tưởng, có lối sống lành mạnh, sống có ích thì người đối diện cũng sẽ học hỏi được ở môi trường sống ấy, con người nơi ấy những phẩm chất tốt đẹp, những nét tính cách tích cực. Nghĩa là, khi tiếp xúc với những nhân tố tích cực, con người ta sẽ được ảnh hưởng, được “cảm hóa” theo chiều hướng ngày càng tốt. Vì vậy, hình ảnh “đèn” trong câu tục ngữ là hình ảnh biểu tượng cho những nhân tố tốt đẹp, tích cực.
“Gần mực thì đen” là nói đến môi trường sống nhiều yếu tố tiêu cực, những con người có tính cách không đúng chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, khi sống trong môi trường, tiếp xúc với những con người tiêu cực như vậy thì người sống trong môi trường ấy ít nhiều cũng bị tác động theo hướng tiêu cực, cho dù họ vốn là những con người lương thiện, tốt bụng. Nói chung, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thể hiện được vai trò của môi trường sống đối với con người. Đồng thời là cơ sở để đánh giá về nhân cách của một người. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa ý nghĩa của câu tục ngữ này, đánh giá con người một cách cứng nhắc, rập khuôn thì sự đánh giá ấy lại trở nên phiến diện, tiêu cực, chưa phản ánh đúng được bản chất, tính cách của một người.
Xung quanh câu tục ngữ này cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, có người cho rằng gần mực chưa chắc đã đen, còn gần đèn chưa chắc đã rạng. Theo em, những ý kiến này cũng không phải hoàn toàn sai. Bởi để nhận biết tính cách của một người, ta cần xem xét họ trong nhiều mối quan hệ, không nên đánh giá họ chỉ qua vẻ bề ngoài, qua môi trường sống và trong những mối quan hệ với những người có lối sống tiêu cực. Bởi tính cách của con người không chỉ bị ảnh hưởng, tác động bởi môi trường sống, mà còn nằm ở bản chất thật sự của mỗi con người. Mỗi người có một xu hướng tính cách khác nhau, vì vậy đôi khi môi trường sống tiêu cực nhưng họ có lối sống lành mạnh và có bản tính thích nghi cao thì họ hoàn toàn sống đúng với nhân cách của mình, không hề bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào, có lẽ đúng như câu tục ngữ “Giang sơn khó đổi/ Bản tính khó rời”. Nhưng ở đây ta không hiểu theo nghĩa tiêu cực của câu tục ngữ mà hiểu theo đúng nghĩa đen của nó để thấy được tính cách là cái vốn có ở mỗi con người.
Chẳng hạn, một người sống trong môi trường tương đối lành mạnh, xung quanh là những người rất tốt bụng, gia đình gia giáo, có nề nếp nhưng do sự suy đồi của tính cách, họ vẫn có thể trở thành những người xấu, có tính cách tiêu cực, thậm chí có thể trở thành những phần tử nguy hiểm đối với xã hội. Ví dụ như vụ án gây chấn động dư luận một thời ở Hải Dương, Nghiêm Viết Thành vì tiền mà giết chết chính bố ruột của mình bằng những hành động man rợ nhất, sau đó chặt xác, phi tang xuống sông. Vụ án này dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người trong xã hội, giá trị đạo đức đang bị mai một ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây ta không xét theo mức độ nghiêm trọng của vụ án. Điều đáng nói trong vụ án này, đó là sát thủ Nghiêm Viết Thành từng là một người rất hiền lành, ngoan có tiếng, bố mẹ đều là những người tử tế, có điều kiện. Sự biến thái trong nhân cách là do thủ phạm tự tiêm nhiễm vào mình và thể hiện ra bằng những hành vi man rợ.
Còn đối với một người sống trong một môi trường được cho là tiêu cực hơn, tiếp xúc với những con người có tính cách không chuẩn mực, nhưng nếu họ có bản lĩnh, lập trường vững chắc thì những yếu tố tiêu cực ấy cũng không thể tác động, ảnh hưởng đến họ. Như vậy, xem xét tính cách của một người, ta không thể đánh giá một cách phiến diện hay tuyệt đối hóa một cách nhìn nào. Cần dựa vào nhiều bối cảnh, đặt họ trong nhiều mối quan hệ mới có thể biết được bản chất, con người thực sự của một người. Nếu đánh giá một cách phiến diện không những ta không nhận ra bản chất đích thực của họ mà còn có những phán đoán chủ quan, sai lầm. Từ đó, mối quan hệ giữa ta và họ cũng khó có thể trở nên tốt đẹp, tích cực hơn.
Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một câu tục ngữ hay, đánh giá được tương đối đúng sự tác động của môi trường sống đối với con người. Tuy nhiên, nếu ta tuyệt đối hóa câu tục ngữ thì cách đánh giá của ta sẽ trở nên phiến diện, ngộ nhận. Bởi, gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.