Ôn tập lịch sử lớp 10

NgTh Hồng Nhung

Con người có nguồn gốc từ đâu hãy giải thích

Lê Nguyên Hạo
20 tháng 8 2016 lúc 8:09

Loài người, theo phân loại học là Homo sapiens, tiếng La-tinh nghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh",[2][3] nên cũng được dịch sangtiếng Việt là trí nhân[4] là loài duy nhất còn sống của tông Hominini, thuộc lớp động vật có vú. Con người là một loài sinh vật có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượngngôn ngữ và xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác.

Nguyễn Trần Na Na
7 tháng 10 2016 lúc 21:52

con người có nguồn gốc từ loại vượn cổ khoảng 3-4 triệu năm trước thành người tối cổ

Trần Đăng Nhất
24 tháng 10 2016 lúc 19:52

Loài người, theo phân loại học là Homo sapiens, tiếng La-tinh nghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh",[2][3] nên cũng được dịch sang tiếng Việt là trí nhân[4] là loài duy nhất còn sống của tông Hominini, thuộc lớp động vật có vú. Con người là một loài sinh vật có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác.

Cũng như những loài linh trưởng khác, con người là một sinh vật xã hội, sống bầy đàn, có sự phân thứ bậc nhất định xác định từ cọ xát và truyền thống. Hơn thế nữa, con người cũng rất thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, để biểu lộ những ý kiến riêng của mình và trao đổi thông tin. Con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Con người cũng rất chú ý đến cái đẹp và thẩm mỹ, cùng với nhu cầu muốn bày tỏ mình, đã tạo nên những sự đổi với về văn hóa như nghệ thuật, văn chương và âm nhạc.

Con người cũng được chú ý ở bản năng muốn tìm hiểu mọi thứ và điều khiển tự nhiên xung quanh, tìm hiểu những lời giải thích hợp lí cho những hiện tượng thiên nhiên qua khoa học, tôn giáo, tâm lý và thần thoại. Bản năng tò mò đó đã giúp con người tạo ra những công cụ và học được những kĩ năng mới. Trong giới tự nhiên, con người là loài duy nhất có thể tạo ra lửa, nấu thức ăn, tự may quần áo, và sử dụng các công nghệ kỹ thuật trong đời sống.

Angel Sunset
8 tháng 2 2017 lúc 21:55

Những điểm tương đồng trong bộ gene giữa người Neanderthal và người hiện đại nhiều khả năng là vì họ từng chia sẻ một tổ tiên chung chứ không phải do quá trình giao phối. Đó là nhận định được rút ra từ nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Cambridge.

Bức ảnh mô tả khuôn mặt của người Neanderthal.
Bức ảnh mô tả khuôn mặt của người Neanderthal. (Ảnh: Mauro Cutrona)

Nguồn gốc con người hiện đại từ lâu đã trở thành đề tài khơi mào cho các cuộc tranh luận sôi nổi và dường như không có điểm dừng trong giới khoa học. Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng nét giống nhau về ADN của 2 nhóm người riêng biệt này là kết quả của hành vi giao phối. Tuy nhiên, nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí PNAS lại đề xuất câu trả lời hoàn toàn khác.

Giải thích lý do tại sao người gốc châu Âu và châu Á chia sẻ từ 1 đến 4% bộ gene với người Neanderthal, các chuyên gia cho biết: xuất phát điểm của người Neanderthal và người hiện đại đều từ một tổ tiên chung từng sống khắp châu Phi và châu Âu khoảng nửa triệu năm trước. Nhưng sau đó, vào thời điểm cách đây 300.000 đến 350.000 năm, khu vực châu Âu và châu Phi dần trở nên tách biệt. Nhóm ở châu Âu phát triển thành người Neanderthal trong khi nhóm định cư ở châu Phi trở thành người hiện đại.

Giống như Neanderthal, người hiện đại ở bắc Phi (gần châu Âu) sẽ giữ lại nhiều đặc điểm ADN di truyền từ tổ tiên hơn so với những người anh em ở phía nam châu Phi. Khi người hiện đại mở rộng phạm vi sinh sống sang châu Âu và châu Á khoảng 60.000 đến 70.000 năm trước, họ đã mang theo cả những đặc điểm của tổ tiên mà người Neanderthal cũng có, gọi chung là ADN người thượng cổ.

Một nghiên cứu được tiến hành năm ngoái cũng cho thấy ngay cả khi có “chuyện ấy” xảy ra giữa người Neanderthal và người hiện đại thì chuyện mang thai rồi sinh con cũng rất khó thực hiện. Sử dụng mô hình máy tính dựa trên mức độ khác nhau của quá trình giao phối, các tác giả phát hiện ra tỷ lệ thành công sẽ ít hơn 2% trong mọi trường hợp.


Các câu hỏi tương tự
Vũ Nguyễn Gia Hiển
Xem chi tiết
Đinh Công Duy
Xem chi tiết
Trần Bảo Bình
Xem chi tiết
Bạch Hà An
Xem chi tiết
Tiên Hà Văn
Xem chi tiết
Hà Thịnh
Xem chi tiết
Ngô Thị Mai Anh
Xem chi tiết
Huy Tiến Vũ
Xem chi tiết
anh nguyen
Xem chi tiết