1. Con đường cứu nước của những lớp người đi trước:
- Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động.
- Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
2. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập, cần thiết nhất là phải sự vào chính mình.
- Đi sang phương Tây do:
+ Nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.
+ Có khoa học - kĩ thuật và nền văn minh phát triển.
+ Có chính quyền thực dân đang đô hộ nhiều dân tộc trên thế giới.
⟹ Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là con đường đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.
* So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối:
- Giống nhau: Đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước, giành độc lập dân tộc.
- Khác nhau:
+ Phan Bội Châu chủ trương cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
+ Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho dân tộc.
+ Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài, đến chính nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình để tìm đường cứu nước mới.
* Điểm mới trong con đường cứu nước của Người:
- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập; điều cần thiết là phải dựa vào chính mình.
- Người quyết ra nước ngoài, cụ thể là sang phương Tây, trung tâm của nền văn minh thế giới lúc bấy giờ và cũng là quê hương của các cuộc cách mạng lớn trong lịch sử để tìm hiểu, khảo sát xem họ làm như thế nào sau đó sẽ về giúp đồng bào mình.