CHUYÊN MỤC CÂU HỎI HAY MÔN ĐỊA L
PHẦN THƯỞNG: TÙY THEO CÂU TRẢ LỜI CỦA CÁC BẠN SẼ ĐƯỢC NHẬN PHẦN THƯỞNG XỨNG ĐÁNG!!!!!
P/S: Các bạn có thể lên mạng để tham khảo từ đó dẫn dắt vào vấn đề 1 cách hợp lí nhất ! Ai tham gia thì đều có thưởng nhé <3
CÂU HỎI:TOÀN CẦU HÓA LÀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÁC NƯỚC VỀ NHIỀU MẶT, EM SẼ LÀM GÌ ĐỂ ĐÓN NHẬN VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA?
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Toàn cầu hóa là sự tăng lên mạnh mẽ của các mối liên hệ, sự ảnh hưởng, sự phụ thuộc cũng như những tác động qua lại giữa các khu vực, quốc gia và các dân tộc trên thế giới. Có thể thấy rằng hiện nay trên thế giới sự toàn cầu hóa đang gia tăng mạnh mẽ. Việt Nam chúng ta cũng đã đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước (189 nước), nhiều tổ chức trên thế giới như : Nga, Trung Quốc, Malaysia, Liên Hiệp Quốc, ASEAN, WHO,... Hay nói cách khác là sự hợp tác nhằm làm làm cho cả hai bên có lợi về nhiều mặt.
Chúng ta đã có những sự trao đổi về nhiều mặt như hàng hóa, thương mại, du học, thể thao,.... Các nền văn hóa của nhiều nước cũng được hội nhập về Việt Nam. Để đón nhận vấn đề toàn cầu hóa thì chúng ta cần hiểu biết rõ về chúng. Biết rõ về mặt lợi cũng như mặt hại. Những cái tốt là những cái chúng ta có thể áp dụng vào đời sống. Ví dụ như các kĩ năng làm thúc đẩy sản suất, kinh tế, các nền giáo dục cải thiện tốt, kĩ năng sống, kĩ năng trong thể thao, cải thiện chất lượng môi trường. Tuy không nhiều nhưng toàn cầu hóa cũng có mặt lời của nó. Việc tiếp thu nhiều nên văn hóa khác nhau có nguy cơ làm mai một nền văn hóa truyền thống của nước nhà. Một điều nữa là theo nghiên cứu thì các nước giàu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn các nước nghèo. Chính vì thế, chúng ta cần phải đón nhận, tiếp thu một cách đúng đắn về nó.
*Càng viết càng thấy lạc đề @@*
Mình có ý kiến như thế này: Việc này có vẻ hơi liên quan đến các nhà lãnh đạo. Vì chúng ta còn là học sinh, ít nhất thì cũng chỉ liên quan đến nền văn hóa thôi, còn việc xuất khẩu hàng hóa hay các vốn đầu tư thì hơi quá sức @@
Làm việc theo cặp, sinh viên phỏng vấn nhau để tìm ra các hoạt động, các loại thực phẩm, sách vở, phim ảnh, trò chơi, các môn thể thao mà các em có thể thích hoặc không thích (có thể mở rộng thêm chủ đề thảo luận). Sau đó, yêu cầu học sinh tạo ra một "hộp nhận dạng" để đại diện cho người mà họ đã phỏng vấn. Bên ngoài chiếc hộp là bức ảnh hoặc tranh vẽ minh họa người đó - những thứ này chỉ có được khi các bạn nói chuyện với nhau để khai thác thông tin.
Những chiếc hộp mà học sinh làm ra có thể được đặt cạnh nhau để đại diện cho cả nhóm như là một cách làm nổi bật sự đa dạng của một cộng đồng. Mọi người cùng nhau chia sẻ những sở thích, cảm xúc và niềm hy vọng thông qua các hoạt động này. Ngoài ra, hoạt động trò chuyện này còn là cách học tiếng Anh giao tiếp hữu ích cho người mới, giúp học sinh có thêm vốn từ vựng và sự tự tin để hội nhập vào môi trường quốc tế như hiện nay.
Rồi này như Văn ấy sao phải dẫn dắt thế chị :(
#justforfun
“Đường biên giới” giữa các quốc gia đang ngày càng mờ nhạt.
Với sự bùng nổ của các công ti, tập đoàn đa quốc gia, với sự hội nhập giao lưu sâu rộng của các nền kinh tế, với sự phát triển không ngừng của các tổ chức liên minh khu vực, quá trình toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của sự phát triển. Nó mang đến những cơ hội lớn, nhưng đồng thời cũng đi kèm những thách thức không hề nhỏ. Cái gì cũng có tính hai mặt. Mặt trái của toàn cầu hóa đang hiển hiện hàng ngày.
Vấn đề rõ nhất mà chúng ta thấy là sự xâm nhập mạnh mẽ của các nền văn hóa ngoại lai. Các truyền thống cũ bị phá vỡ nhanh chóng khiến người ta dễ rơi vào trạng thái mất phương hướng do không kịp thích nghi. Vì thế, theo cháu, điều quan trọng nhất mà một học sinh chuẩn cháu ngoan Bác Hồ như cháu nên làm để đón đầu thời đại mới là tu dưỡng đạo đức cá nhân. Có tài mà không có đức thì vô dụng. Bác đã dạy thế. Đạo đức là thứ phải được quan tâm trước nhất.
Với niềm tin sắt đá không thể lay chuyển như vậy, cháu luôn dành tất cả sức lực của mình để đi trên con đường mà cháu đã chọn, thưa các cô chú. Cháu là học sinh, nên cháu là trẻ em, vì cháu là trẻ em, nên cháu thực hiện điều Bác căn dặn trẻ em: "trẻ em như búp trên cành; biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan".
Cháu nhận thấy rằng trong lời dạy của Bác, thứ tự ưu tiên của những điều trẻ em nên làm được sắp xếp một cách vô cùng rõ ràng theo độ quan trọng giảm dần: đứng thứ nhất là ăn, thứ hai là ngủ, còn học hành? Để nó nằm thứ ba.
Vậy nên, cháu cho rằng không có gì quan trọng hơn là ăn uống đầy đủ. Mặc kệ cuộc đời ra sao, chúng ta cứ phải ăn trước đã. Có thực mới vực được đạo. Dân dĩ thực vi thiên. Từ xưa cổ nhân đã dạy như vầy rồi. Không ăn thì lấy sức đâu mà học, không ăn đủ thì cơ thể ốm yếu, chẳng may vũ trụ bị xâm lăng lúc đó ai sẽ là người đứng lên giải cứu vũ trụ? Các cô chú thấy đó, rõ ràng việc ăn uống của trẻ em ảnh hưởng rất lớn đến hòa bình vũ trụ, không thể đùa giỡn được.
Xuất phát từ nguyên nhân cao cả đó, cháu ngạc nhiên khi thấy một vài bạn, cũng là trẻ em như cháu, lại không chú ý đến vấn đề ăn uống. Họ sợ mập! Trời đất, loài người thật kì quái các cô chú ạ. Cháu phải lặng người đi và thở dài đến lần thứ ba khi biết điều ấy. Hai lần thở trước vì sốc đứt hơi nên cháu thở hơi ngắn một xíu. Giữa an nguy của vũ trụ và nỗi sợ mơ hồ không có thật về việc tăng cân, người ta lại quyết định lựa chọn điều thứ hai. Đó thật là một lựa chọn..., thôi cháu không thể nói điều này ra lời, cháu đành thở dài lần thứ tư thay điều muốn nói. Dù sao, với tư cách một bé ngoan Bác Hồ, cháu hiểu sâu sắc rằng hai từ "tăng cân" với một số người còn khủng khiếp hơn tận thế. Vũ trụ hủy diệt và tận thế đáng sợ ngang nhau. Có lẽ vậy. Và phải chăng đó là lời giải thích hợp lý cho lựa chọn kì cục nhưng rất ư là... con gái kia? Dù trên thực tế, cháu tin rằng cân nặng của (một vài) bạn-không-tiện-nêu-tên-ra có nhân đôi nhân ba thì bản chất của họ vẫn thuộc về những thực thể lãng mạn phiêu du theo mây trời. Nghĩa là gió thổi khẽ là họ bay mất tiêu. Bay như lá. Ờ ha, có vẻ cháu đã quên mất anh siêu nhân quần đỏ thích giải cứu thế giới cũng biết bay như vậy. Lẽ nào khi chúng ta đủ mỏng để bơi trong gió và đứng trên mây, ta sẽ có cơ hội trôi khắp thế gian cứu vớt những mảnh đời đau khổ? Tội lỗi quá, vậy là cháu đang nghi oan cho người tốt. Cháu thấy mình đang bị bớt ngoan một chút. Tự kiểm điểm lại bản thân, cháu nhận ra ý chí của mình chưa đủ kiên định, vẫn bị mặt xấu của toàn cầu hóa tác động đến tâm hồn. Các cô chú thấy đó, toàn cầu hóa thật đáng sợ. Nó thậm chí còn dám ấp ủ âm mưu ô nhiễm đến thứ tinh khiết nhất cõi đời này: tâm hồn cháu. Một tâm hồn vốn đã được đóng dấu xác nhận chuẩn mực bằng đủ loại phiếu bé ngoan từ cấp thiên hà đến cấp vũ trụ. Chỉ có giấy khen cấp trường cấp lớp là cháu còn thiếu. Nhưng nhân vô thập toàn. Sự thiếu sót đó chính là động lực thúc đẩy cháu phải luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân. Cháu tin rằng mình cần ăn nhiều hơn nữa. Để bù đắp chỗ khuyết đạo đức vừa bị rớt mất. Để vuốt phẳng góc quăn tội lỗi trên phiếu bé ngoan. Để tẩy trắng vết ố đang loang trên nền trắng tâm hồn. Để vững chắc hơn về nhân cách. Và tất nhiên, cháu cũng không quên làm một trong hai điều còn lại: cháu phải ngủ nữa.
Theo kết quả nghiên cứu mà ai cũng biết (trừ vài người nào đó cố tình làm như không biết), một người bình thường cần ngủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo phục hồi cơ thể. Riêng trẻ em như cháu cần 11 đến 12 tiếng. Hơi ít, nhưng không sao, là một người rộng lượng, cháu sẵn lòng tha thứ cho những nhà nghiên cứu đã không dám nói lên sự thật rằng trẻ em cần ngủ nhiều hơn thế. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần chúng ta minh mẫn sáng suốt, làm việc hiệu quả và đặc biệt luôn ăn uống ngon miệng. Ý nghĩa quan trọng nhất của giấc ngủ nằm ở đó: nó hỗ trợ đắc lực cho hoạt động ăn thiêng liêng. Ăn ngon ngủ kĩ giúp chúng ta tiến hóa thành dạng thực thể siêu phàm. Ăn được ngủ được là tiên. Người ta đã nói vậy cơ mà. Nhưng thú thực cháu không thích làm tiên, các vị tiên tuy có quyền năng và tốt bụng giống cháu thật đấy, nhưng họ đều hơi già, chẳng hiểu sao các ông bà tiên trong cổ tích ai cũng già râu tóc bạc phơ. Cháu thấy mình giống thiên thần hơn. Thiên thần vừa thánh thiện lại vừa đẹp trai xinh gái. Khác biệt ở chỗ họ thích sống trên mây, giống mấy bạn-không-tiện-nêu-tên-ra, còn cháu thích đặt đôi chân mình trên mặt đất. Suy xét kĩ hơn thì ngủ ít cũng có mặt lợi ích riêng, nó giúp ta nhanh chóng tiến hóa thành 1 dạng gần giống với loài sinh vật thuộc hàng dễ thương nhất trần gian: gấu trúc. Cute, lầy, ngu ngơ dễ sợ, chắc hiếm ai cầm lòng nổi trước sinh vật này. Cưng xỉu. Rắc rối ở chỗ gấu trúc con nào cũng mập ù. Mà muốn mập thì phải ăn nhiều. Muốn ăn nhiều thì phải ngủ tốt. Đến đây quay về vòng luẩn quẩn ban đầu: sợ mập và sợ ngủ. Thật rắc rối làm sao. Nhưng trời không tuyệt đường người. Chúng ta không thể ăn no ngủ kĩ để tiến hóa thành thực thể hoàn hảo như thiên thần, không thể ăn no ngủ ít để tiến hóa thành thực thể dễ thương như gấu trúc, thì ta vẫn có thể ăn ít ngủ ít để tiến hóa thành một thực thể khác, kiêm luôn đặc điểm của hai loại trên: vừa siêu phàm như thiên thần lại vừa có nét giống gấu trúc. Bạn đã coi phim ma cương thi của Hồng Kông bao giờ chưa nhỉ? Đó, mục tiêu khả dĩ mà ta có thể nhắm tới.
Khi đã hoàn thành xuất sắc hai hạng mục ăn và ngủ, nếu còn dư lại một chút thời gian nào đó, cháu nghĩ khi đó chúng ta hãy quan tâm đôi chút tới học hành. Bỏ bê quá thì hơi tội, nhưng coi đó là mục đích cao nhất của cuộc đời thì thật sai lầm. Để tìm hiểu bản chất vấn đề, cháu sẽ thử đặt câu hỏi: tại sao chúng ta cần học? Người ta sẽ chỉ ra vô vàn lý do cao đẹp nào đó, nhưng với cháu, chỉ có một lý do đáng gật đầu: vì tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng thế nào là tương lai? Một đứa trẻ một tuổi, thì hai tuổi với nó là tương lai; một cô bé 11 tuổi, thì 12 tuổi với cô bé là tương lai; một chàng trai 21 tuổi, thì 22 tuổi với anh ấy là tương lai; một cụ già 81 tuổi, thì 82 tuổi với cụ ấy là tương lai. Nghĩa là tương lai không có điểm dừng. Ở mọi thời điểm trong cuộc đời, chúng ta đều có tương lai của chính mình. Chúng ta chỉ biết chạy theo nó thì khác gì con lừa chạy theo củ cà rốt treo ở cây gậy trên đầu? Quá khứ bất định không thể thay đổi, tương lai vô định không thể biết trước, vậy tại sao chúng ta không sống vì thực tại? Thay vì tìm kiếm hạnh phúc ở tương lai xa xôi mơ hồ nào đó, ta có thể tìm thấy nó gần hơn ngay trong thực tại. Ngay cạnh ta. Chỉ cần tạm thời dừng guồng quay lại chút xíu, lắng nghe cơ thể và yêu thương nó.
Ừ, nói thì dài, nhưng tóm tắt lại chỉ có thế này thôi: ăn nhiều, ngủ tốt, khi nào vui vui thì học. Vậy thì mặc kệ thế giới biến đổi thế nào, chúng ta vẫn chấp hết. Mặc kệ toàn cầu hóa hay đa phương hóa, chúng ta vẫn sống khỏe. Vì chúng ta là cháu ngoan làm theo lời Bác dạy.