Lê Thánh Tông, còn có tên là Lê Tư Thành, là Hạo, sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), là con trai thứ tư, cũng là con út của Lê Thái Tông, thân mẫu là Ngô Thị Ngọc Dao, con gái của Thái bảo Ngô Từ, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Ngô Từ vốn là một khai quốc công thần dưới triều Lê Thái Tổ.
Ngày nay trong ngõ Huy Văn, một làng cổ của đất Thăng Long, không xa Văn Miếu, trên đường Tôn Đức Thắng (phố Hàng Bột xưa) vẫn còn một cụm di tích lịch sử văn hóa có liên quan đến những kỷ niệm tuổi thơ của Lê Thánh Tông: điện Huy Văn và chùa Dục Khánh. “Chùa Dục Khánh ở thôn Huy Văn huyện Thọ Xương, truyền rằng Quang Thục hoàng hậu nhà Lê sinh Lê Thánh Tông ở đấy, sau làm chùa trên đất ấy”). Đây là nơi ở của bà cung phi Ngô Thị Ngọc Dao, vợ vua Lê Thái Tông. Bà vốn thuộc dòng dõi nhà công thần, được vời vào làm Tiệp dư và cho ở cung Khánh Phương. Khi đang có mang Lê Tư Thành, gặp lúc trong cung cấm xẩy ra vụ Huệ phi nuối cô đồng trong nhà; bà Ngọc Dao bị dèm pha, vu xấu vạ lây.
Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ kêu xin, bà được thoát tội, bèn xin ra ở chùa Huy Vãn. Tại đây, bà Ngọc Dao đã sinh hạ hoàng tử Lê Tư Thành. Bà thái hậu Ngọc Dao từ trần, Lê Thánh Tông đã cho xây lại chùa thành điện Huy Văn để thờ thân mẫu và truy phong danh hiệu là Quang Thục hoàng thái hậu, cũng cho dựng chùa Dục Khánh (chung đúc sự tốt lành) bên cạnh điện Huy Văn. Hoàng tử Lê Tư Thành ở thôn Huy Văn đến năm 4 tuổi thì được Tuyên Từ hoàng thái hậu – mẹ vua Lê Nhân Tông (1443-1459) cho đón về cung hàng ngày học tập cùng vua tại nhà Kinh Diên và được phong là Bình Nguyên vương
Cũng cần điểm qua vài nét về bối cảnh lịch sử của triều đình nhà Lê sơ trước khi Lê Thánh Tông lên ngôi. Lê Thái Tổ (1428 – 1433), vị vua khai sáng triều Lê sơ, chiến thắng giặc Minh xâm lược; lên ngôi, trị vì đất nước được 6 năm thì băng hà, thọ 49 tuổi. Con thứ hai Lê Thái Tông (1434 – 1442) lên ngôi năm 11 tuổi, vào lúc triều đình chia rẽ: một bên là các khai quốc công thần thủ cựu và bên kia là các quan nhà nho, được đào tạo có hệ thống và chọn lựa qua khoa cử. Lê Thái Tông tuy ở ngôi chỉ có 9 năm, thọ 20 tuổi, nhưng đã sinh hạ được 4 hoàng tử, do 4 bà vợ sinh ra: Nghi Dân, Bang Cơ, Cung vương Khắc Xương và Lê Tư Thành.
Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) vua Lê Thái Tông đi tuần, duyệt quân ở thành Chí Linh; trên đường về đến Lệ Chi Viên bỗng chết đột ngột. Bọn gian thần trong triều đình quy cho Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ tội giết vua, phải chịu án thảm khốc: tru di tam tộc (tháng 8 năm Nhâm Tuất, 1442). Hoàng tử Bang Cơ, tức Lê Nhân Tông (1443 – 1459) mới hai tuổi được triều đình đưa lên nối ngôi (1443). Tuyên Từ hoàng thái hậu – thân mẫu của Lê Nhân Tông, là người có tâm đức, biết tuân theo kỷ cương của triều đình, hết lòng tin cậy các đại thần, cho nên trong 10 năm đã cùng triều đình giúp ấu chúa trị vì đất nước bình yên. Đến năm Lê Nhân Tông đủ 12 tuổi đã có thể tự coi sóc chính sự, hoàng thái hậu trao lại quyền bính cho vua, rồi lui về tư cung (1453). Triều đình và nhân dân thời đó rất ca ngợi đức độ, tài năng của Lê Nhân Tông và Tuyên Từ hoàng thái hậu.
Xem thêm: VUA LÝ NHÂN TÔNG (1066 – 1127)
Nhưng rồi một biến cố đau lòng khác lại xẩy ra. Lạng Sơn vương Nghi Dân (anh dòng trưởng, cùng cha khác mẹ với Lê Nhân Tông) đang đêm dùng thang trèo vào tận cung cấm Thăng Long, giết cả vua và Tuyên Từ thái hậu. Khi đó Lê Nhân Tông mới 19 tuổi, tại ngôi được 17 năm. Nghi Dân tự lập làm vua. Nhưng 8 tháng sau, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa diệt bọn phản nghịch, giáng Nghi Dân xuống tước hầu, rồi tìm lập một người con khác của Lê Thái Tông lên ngôi vua: đó là Lê Thánh Tông.
Năm 1460, vừa tròn 18 tuổi, Lê Thánh Tông lên ngôi, trong bối cảnh nội bộ triều đình đầy mâu thuẫn, bi kịch, vì tranh giành quyền bính. Trước hoàn cảnh ấy, Lê Thánh Tông đã bộc lộ đầy đủ bản lĩnh là “một bậc vua anh hùng tài lược”, võ công văn trị đều giỏi, anh minh, quyết đoán vì sự phát triển, phồn vinh của đất nước:
– Công việc trước tiên là kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, mở mang đất nước. Lê Thánh Tông đã từng nói: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? … Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ ta làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di ”C). Tháng 8 năm Canh Dần (1470) vua Chiêm Thành Trà Toàn đem 10 vạn quân thủy bộ cùng voi ngựa ra đánh úp châu Hóa. Tháng 10 năm ấy vua sai sứ thần sang nhà Minh báo việc Chiêm Thành quấy nhiễu biên giới, đồng thời tháng 11 cho soạn 52 điều lệnh hành binh; cho gọi 26 vạn tinh binh và xuống chiếu: “Ta buông lỏng, nó kéo đàn đến cướp, ta giương cung, lại đuôi vẫy xin tha… Ta điển chương phép tắc còn đó, gây phản nghịch luật pháp không tha. Không ra oai thì nó không chừa… Cứu muôn dân thoát khỏi vòng điêu đứng, dẹp nước loạn đã trái đạo lâu năm… Trẫm chỉ huy cờ võ, hiệu lệnh binh thần. Kính đem mệnh lệnh của trời, làm việc đánh giết kẻ ác… Bá cáo trong nước, cho mọi người nghe).
Qua các cuốn sử cũ và hai tập thơ của Lê Thánh Tông sáng tác trên đường hành quân: Tây kỷ hành thi tập và Minh Lương cẩm tú thi tập, ta có thể biết rõ hành trình Lê Thánh Tông trên đường biển vào Nam đánh giặc. Trước tiên Lê Thánh Tông từ Thăng Long về Lam Kinh bái yết tổ tiên; sau đó cùng trăm vạn hùng binh “vượt qua 39 cửa biển’74) từ Thanh Hóa đến Quảng Nam; vào đến cửa biển Tư Dung (Thừa Thiên), thành Thi Nại (Quy Nhơn) dẹp giặc Chiêm Thành. Các thư tịch trên còn ghi lại các sự kiện nổi bật: ngày 16 tháng 11 năm Canh Dần (1470) Lê Thánh Tông thân chinh dẫn đại quân đi đánh giặc xâm lấn bờ cõi ở phương nam. Năm Tân Mão (1471) ngày 27 tháng 2 vua tự mình đem đại quân phá thành Thi Nại; ngày 28 tháng 2 vua tiến vây thành Chà Bàn, ngày 1 tháng 3 hạ thành Chà Bàn, bắt sống Trà
Toàn, rồi đem quân về; ngày 2 tháng 3 xuống chiếu rút quân. Ngày 11 tháng 4 (1471) về tới Thăng Long. Nhiều bài thơ của Lê Thánh Tông rất nổi tiếng, trong phạm vi bài viết ngắn này, chúng tôi chỉ xin phép dẫn bài thơ Kiến nguyệt khiển hoài thi (Bài thơ ngắm trăng tỏ chí) để thấy được tâm sự của bậc vua hiền, tướng giỏi và thi nhân Lê Thánh Tông trên dặm dài đường biển chinh Nam vào tuổi 28, 29: Đống vũ ngoan vân hải nhất nha ***** nhai)
Có thể bạn quan tâm: LINH TỪ QUỐC MẪU TRẦN THỊ DUNG (? – 1259)
Kim tiêu thùy liệu nguyệt quang đa Mộng hồi kinh quốc phong sơ tiện Vọng đoạn tù vi lộ cánh xa Vạn lý sơn xuyên la phúc ức Tứ canh tiêu cổ lạc tinh hà Tráng niên thư quyển hùng hào khí Vĩ vĩ bình sinh độc ngũ xa.
Dịch nghĩa:
Mưa lạnh mây dày giữa nơi góc biển,
Đêm nay ai ngờ trăng sáng đến thế.
Gió đưa giấc mơ bay về kinh đô,
Trông về quê mẹ đường xa vời vợi,
Muôn dặm non sông đè nặng tâm can,
Canh tư, trống nổi lan xa trời thẳm.
Tuổi trẻ muốn thi thố chí khí lớn lao,
Suốt đời gắng gỏi đọc năm xe sách)
– Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước: Lê Thánh Tông cho xây dựng chế độ quan chức của triều đình được gọi là “Hoàng triều quan chế”, quy định từ các tước của các tông phái nhà vua; tước của các công thần; các chức đại thần: thái sư, thái uý, thái phó, thái bảo, thiếu sư, thiếu uý, thiếu phó, thiếu bảo; lập 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công; đặt giám sát ngự sử 13 đạo, đô đốc phủ 5 quân; cho đến các chức tuần kiểm, giang quân, các nha môn coi việc ở các thừa, ty, phủ, huyện, châu bên ngoài v.v.
Dưới triều đại Lê Thánh Tông bộ Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức) được ban hành năm 1470. Luật Hồng Đức có đến hơn 700 điều, là một bộ luật khá hoàn chỉnh về tư tưởng pháp trị và có nội dung tiến bộ so với các bộ luật tương tự trên thế giới vào thế kỷ XV. Luật Hồng Đức đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Với trật tự, kỷ cương được xác lập, chế độ quân chủ trung ương tập quyền được vững vàng, các phe phái dần dần bị gạt bỏ, quyền lực tập trung vào hoàng đế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đất nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại nhiều việc làm hợp lòng dân của Lê Thánh Tông. Năm 1464 Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi: tháng 7 năm Giáp Thân (1464) “ban cho Anh Vũ, con Nguyễn Trãi, chức quan huyện” và tháng 3 năm Đinh Hợi (1467) vua lại tiếp tục “ra lệnh tìm kiếm những di cảo thơ vãn của cố Hàn lâm thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi ”. Trong tập thơ Quỳnh uyển cửu ca của Lê Thánh Tông, bài Ngự chế: “Dư tĩnh tọa thâm cung hà tư cổ tích, quân minh thần lương, dữ đương kim cơ nghiệp chi thịnh, ngẫu thành nhất luật” (Bài thơ Ngự chế: Ta ngồi trong chính điện, nghĩ tới các bậc vua sáng tôi hiền đời xưa và cơ nghiệp thịnh trị ngày nay, ngẫu tác một bài thơ) Lê Thánh Tông viết: “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo ” (Úc Trai lòng rạng vẻ sao Khuê)(0. Một cách minh oan cho Nguyễn Trãi thật thấu lòng người và đúng đạo trời – đất!Tháng 3 năm 1467, trước tình hình dân các phủ Quốc Oai, Tam Đới mắc bệnh dịch, vua cho phép “phủ nào có bệnh dịch thì cho phép các quan địa phương dùng tiền thuế mua thuốc cho dân”. Nghiêm trị những quan lại cao cấp trong triều đình để con cái chơi bời hư hỏng như Lê Thánh Tông cho “thu lại quân quyền của Tây quân đô đốc Lê Thiệt, vì con Thiệt là Bá Đạt đang giữa ban ngày phóng ngựa ra phố, dung túng gia nô đánh người”0). Xã hội được quản lý nghiêm minh, thấu tình đạt lý, không phân biệt thường dân hay người có quyền cao chức trọng.
Để chấn hưng phong tục thành nền nếp, Lê Thánh Tông cho soạn 24 điều giáo hóa để dạy dân: cha mẹ phải dạy con điều lễ phép, hiếu đễ, dạy nghề nghiệp, cấm cờ bạc; con em làm điều càn bậy thì gia trường phải chịu tội; vợ chồng lấy nhau phải có hôn nhân, giá thú, phải cần kiệm làm ăn, ân nghĩa trọn vẹn; anh em phải lấy lễ nghĩa mà cư xử; với họ tộc, xóm giềng thuận hòa; hoạn nạn phải giúp nhau; sĩ phu phải giữ phẩm hạnh; làm quan phải lương thiện, không được dung túng cường hào ức hiếp dân; các xã thôn phải chọn người già cả, đạo đức để khuyến dụ dân làm điều thiện, lễ nghĩa, để trở thành thuần phong mỹ tục ở chốn xã thôn… Những điều giáo huấn tốt đẹp, giản dị đó, hơn 5 thế kỷ qua, vẫn còn đọng lại trong mọi gia đình Việt Nam chúng ta ngày nay. Dưới triều Lê Thánh Tông, nền văn hóa, giáo dục theo tư tưởng Nho giáo, chế độ học hành, khoa cử để chọn nhân tài cho đất nước đã đạt tới mức thịnh đạt. Lê Thánh Tông đã cho mở rộng nhà Thái học, Quốc tử giám; cũng là vị vua tích cực cho dựng bia khắc tên các tiến sĩ ở Văn Miếu Thăng Long (bắt đầu từ thời Lê Thái Tông, năm 1442) nhằm đề cao các vị tiến sĩ có tài đức giúp dân, giúp nước. Lễ xướng danh tiến sĩ, treo bảng vàng, ban mũ áo, cờ biển vinh quy cũng được bắt đầu từ thời Lê Thánh Tông. Các tác phẩm sử học lớn của nước ta Đại Việt sử ký toàn thư; công trình bách khoa lớn đầu tiên Thiên Nam dư hạ tập và tập bản đồ Hồng Đức… đều được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông. Đó là những công trình khoa học đồ sộ, có giá trị cao, gắn liền với sự nghiệp dựng nước, giữ nước của Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông còn là một nhà văn hóa kiệt xuất, một nhà thơ lỗi lạc. Di sản văn hóa thơ văn của vị hoàng đế – thi sĩ Lê Thánh Tông bằng chữ Nôm và chữ Hán đến nay vẫn là những áng thơ vãn giầu giá trị nghệ thuật và nổi tiếng trong lịch sử thi đàn Việt Nam. Các bài thơ Nôm của ông là những thi hứng dẹp về đất nước, về tết Nguyên Đán, về bốn mùa xuân hạ thu đông; về cảnh đêm từ canh một đến canh năm. Từ thuở thiếu thời cho đến khi lên ngôi vua, dù công việc chính sự trăm mối, Lê Thánh Tông vẫn chăm học, chăm đọc sách, như ông đã tâm sự trong bài thơ Nôm Tự thuật:Lỏng vì thiên hạ những sơ âu,
Thay việc trời, dám dễ đâu.
Trống rời canh còn đọc sách,
Chiêng xế bóng, chửa thối chầu
Lê Thánh Tông đã sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, danh tướng như Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Lý Ông Trọng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo; các danh thắng như động Hồ Công, núi Dục Thúy, núi [Tam] Điệp, Sài Sơn, Xương Giang, Côn Sơn, Chí Linh, Bình Than, Vạn Kiếp, Đông Triều, Bạch Đằng, núi Truyền Đăng (núi Bài Thơ), Vân Đồn, v.v. Thế hệ chúng ta ngày nay nên tạc những bài thơ đượm hùng khí núi sông vào các di tích để mọi người cùng thưởng ngoạn.
Năm 1494, Lê Thánh Tông còn tập hợp 28 vị tiến sĩ giỏi thơ văn đương thời, qua tập Quỳnh uyển cửu ca để cùng phụng hoạ 9 đề tài của nhà vua đề xướng: năm được mùa, đạo làm vua, đạo làm tôi, vua sáng tôi lành, anh tài hiền triết, khí lạ, thư thảo, văn nhân, mai hoa. Đọc lại tập thơ của vua hiền, tôi giỏi trong Quỳnh uyển cửu ca, sau này được gọi là Tao Đàn nhị thập bát tú, ta thấy hiện rõ đất nước thái bình thịnh trị vào cuối thế kỷ XV.
Lê Thánh Tông trị vì đất nước được 38 năm: 10 năm đầu lấy niên hiệu là Quang Thuận (1460 – 1470) và 28 năm sau lấy niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497). Với tâm đức của một vị vua có vốn học vấn uyên bác, tài năng quản lý đất nước, Lê Thánh Tông đã đề ra nhiều cải cách tiến bộ để khuyến nông, đắp đê, khai hoang lập ấp, lập đồn điền, mở đường, mở chợ búa lưu thông hàng hoá, khuyến khích học hành, coi trọng khoa cử để tuyển chọn nhân tài lâu dài cho đất nước; giữ yên cương vực phía bắc, mở rộng lãnh thổ vào phía nam. Trong 38 năm cầm quyền, Lê Thánh Tông đã đưa đất nước Đại Việt trở thành một nước cường thịnh vào bậc nhất vùng Đông Nam Á.Trong cuộc đời mình, Lê Thánh Tông cũng có những hạn chế nhất định. Cùng với những công tích đóng góp lớn cho đất nước, sử sách xưa còn phê phán “tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái”( Đó là việc nhà vua đã kém tỉnh táo nghe lời triều thần gièm pha, năm 1476 “xuống chiếu bắt (anh trai) Cung vương Khắc Xương, vì Khắc Xương ngầm mưu việc đại nghịch. (Đến ngày 6 tháng 8 Khắc Xương ốm (lo sợ) mà chết)… Khi vào nối đại thống, vua biết… Lạng Sơn thân vương bị hại, ngài bùi ngùi không vui, có lòng thương xót, trách là cốt nhục tương tàn để cho người ngoài lợi dụng, anh em một nhà đều bị tai họa… Tiếc rằng vua nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng”).
Ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497) vua băng hà, thọ 56 tuổi. Lê Thánh Tông có nhiều vợ và khá nhiều con: 14 hoàng tử và 20 công chúa. Học giả có uy tín đương thời Vũ Quỳnh (1452 – 1516), từng làm Thượng thư nhiều bộ dưới triều Lê Thánh Tông nhận xét “Vua tự trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay, mà cái học của thánh hiền lại đặc biệt siêng năng, tay không lúc nào rời quyển sách. Các tập kinh, sử, các sách lịch, toán, những việc thánh thần không có gì không bao quát, tinh thông. Văn thơ thì vượt trên khuôn mẫu của các văn thần… Lại sùng chuộng Nho thuật, nâng đỡ nhân tài. Khoa thi chọn người tài không chỉ một khoá, lệ định 3 năm một lần thi lớn là bắt đầu từ vua. Người hiền tài chọn được nhiều hơn cả người xưa; văn võ đều dùng theo sở trường từng người. VI thế, có thể sửa dụng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh, văn chương rỡ ràng, có thể cho người sau noi theo…”00
Ngày nay trong ngõ Huy Văn, phường Văn Chương, Hà Nội vẫn còn điện và chùa Huy Văn, có tượng thờ Lê Thánh Tông và thân mẫu Ngô Thị Ngọc Dao.