A. LÝ THUYẾT:
1. Thế nào là vật nhiễm điện?
2. Một vật có thể bị nhiễm điện bằng những cách nào? Mỗi cách lấy một ví dụ minh họa.
B. BÀI TẬP:
1. Khi lau kính bằng giẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi:
A. Tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông.
B. Nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông.
C. Tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông.
D. Khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông.
2. Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách:
A. Đưa vật có khả năng tích điện lại gần, nó bị hút.
B. Đưa vật nhẹ lại gần nó sẽ bị hút.
C. Đưa các sợi tơ lại gần nó bị duỗi thẳng.
D. Đưa các sợi tóc lại gần tóc chúng bị xoắn lại.
Chọn câu sai trong các câu trên.
3. Xe ô tô sau một thời gian dài chuyển động, nó sẽ:
A. Nhiễm điện, do cọ xát vào không khí.
B. Không bao giờ bị nhiễm điện.
C. Chỉ nhiễm điện khi ô tô chạy với tốc độ lớn .
D. Không khí mềm nên cọ xát không gây nhiễm điện.
Khẳng định nào trên đây đúng?
4. Các đám mây tích điện do nguyên nhân:
A. Gió thổi làm lạnh các đám mây.
B. Hơi nước chuyển động cọ xát với không khí.
C. Khi nhiệt độ của đám mây tăng.
D. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Nhận định nào trên đây đúng?
Làm bài tập 17.8 và 17.9/T37 SBTVL7.