Ôn tập toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bảo Châu

Cho tam giác ABC vuông ở A, phân giác BD. Kẻ DE vuông góc với BC ( E thuộc BC ). Trên tia đối của tia AB lấy điểm F sao cho AF = CE. CMR:

a) BD là trung trực của AE

b) AD <  BC

c) Ba điểm D , E , F thẳng hàng

mong nhận được sự giúp đỡ từ thầy cô và các bạn

Thuy Nguyen
24 tháng 5 2016 lúc 9:56

A B E C D

a. xét tgiac ABD và tgiac EBD có:

góc BAD= góc BED=90

BD chung

góc ABD= góc EBD(gt)

=> tgiac ABD= tgiac EBD(ch-gn)

=> AB= EB(2 cạnh tương ứng)(1)

=> AD=ED(2 cạnh tương ứng)(2)

từ (1) và(2)=> BD là đường trung trực của AE(tính chất đường trung trực)

b. câu b là chứng minh AD<CD (nhé)

xét tgiac vuông CDE vuông tại E => CD> DE mà DE=AD

=> AD<CD

c.Vì AB=BE(cmt) và AF=EC(gt)

=> BF=BC(3)

Xét tgiac DEC và tgiac DAF có 

AD=DE(cmt)

góc DAF= góc DEC=90

AF=EC(gt)

nên tgiac DEC=Tgiac DAF(c.g.c)

=> DF=DC(4)

Từ(3) và (4) => DB là đường trung trực của CF

Xét tgiac BCF có

CA vuông góc với BF

BD vuông góc với CF(vì BD là đường trung trực của CF)

mà  CA cắt BD tại D

nên D là trực tâm tgiac BCF

vậy FD vuông góc với BC mà DE vuông góc với BC

Nên D;F;E thẳng hàng

 

 

Hồng Trinh
24 tháng 5 2016 lúc 10:00

a.Xét \(\Delta ABD\left(\perp A\right)\) và \(\Delta BED\left(\perp E\right)\) có BD là cạnh chung . có \(\widehat{ABD}=\widehat{DBE}\) (BD là phân giác)

\(\Rightarrow\Delta ABD=\Delta BED\)(cạnh huyền-góc nhọn) \(\Rightarrow BA=BE\) . \(\Delta BAE\) cân tại B có BD là phân giác \(\Delta BAE\) \(\Rightarrow\) BD vừa là đường phân giác vừa là đường trung trực của AE.

Hồng Trinh
24 tháng 5 2016 lúc 10:06

c. Xét \(\Delta ADF\) và \(\Delta EDC\) 

có DA=DE 

\(\widehat{FAD}=\widehat{DEC}=90^o\) 

AF=EC(gt) \(\Rightarrow\Delta ADF=\Delta EDC\) (cạnh-góc-canh)

Mặt khác \(\widehat{EDC}+\widehat{EDA}=180^o\) . suy ra : \(\widehat{EDA}+\widehat{ADF}=180^o\) Vậy D,E.F thẳng hàng

Lê Khánh Hà
24 tháng 5 2016 lúc 15:26

a) cách khác nek

Xét Δ ABD và Δ EBD có  góc A= góc E

                                        cạnh BD chung

                                      góc B1= góc B2

                        Vậy ΔABD=ΔEBD(g.c.g)

      ngoặc 2 dòng vào     =>   AB=EB (2 cạnh tương ứng)

                                             AD=AE (2 cạnh tương ứng)  

 ngoặc 2 dòng này vào => B thuộc đg trung trực của AE

                                           D thuộc đg trung trực của AE

                              => BD là đg trung trực của AE 

 cách ở lớp của mình nhé

 


Các câu hỏi tương tự
tran thi linh chi
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Bảo Ngọc cute
Xem chi tiết
Phương Dung
Xem chi tiết
Trần Thị Thúy Hiền
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Diễm
Xem chi tiết
Khue Sao
Xem chi tiết
Ý Nhi
Xem chi tiết