Bài 3: Góc nội tiếp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp (O;R). 3 đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Kẻ đường kính AK. Kéo dài AD cắt (O;R) tại M. Gọi I là trung điểm của BC
a) Cminh 3 điểm H I K thẳng hàng
b) Cminh tứ giác BMKC là hình thang cân
c) Nối OH cắt AI tại G. Cminh G là trọng tâm của tam giác ABC

Nguyễn Lê Phước Thịnh
17 tháng 2 2024 lúc 20:03

a: Xét (O) có

ΔABK nội tiếp

AK là đường kính

Do đó: ΔABK vuông tại B

=>BK\(\perp\)AB

mà CH\(\perp\)AB

nên CH//BK

Xét (O) có

ΔACK nội tiếp

AK là đường kính

Do đó: ΔACK vuông tại C

=>AC\(\perp\)CK

mà AC\(\perp\)BH

nên BH//CK

Xét tứ giác BHCK có

BH//CK

BK//CH

Do đó: BHCK là hình bình hành

=>BC cắt HK tại trung điểm của mỗi đường

mà I là trung điểm của BC

nên I là trung điểm của HK

=>H,I,K thẳng hàng

b: Xét (O) có

ΔAMK nội tiếp

AK là đường kính

Do đó: ΔAMK vuông tại M

=>AM\(\perp\)MK

mà AM\(\perp\)BC

nên MK//BC

=> BMKC là hình thang

Ta có: B,M,K,C cùng thuộc (O)

=>BMKC là tứ giác nội tiếp

=>\(\widehat{MBC}+\widehat{MKC}=180^0\)

mà \(\widehat{MBC}+\widehat{BMK}=180^0\)(hai góc trong cùng phía, MK//BC)

nên \(\widehat{BMK}=\widehat{MKC}\)

Xét hình thang BMKC có \(\widehat{BMK}=\widehat{MKC}\)

nên BMKC là hình thang cân


Các câu hỏi tương tự
Pham Ngoc Bich Tram
Xem chi tiết
X-Event Cross
Xem chi tiết
Ngoc Tran
Xem chi tiết
Tiếng Nguyễn
Xem chi tiết
illumina
Xem chi tiết
Nguyệt Sát
Xem chi tiết
thiều huy hoàng
Xem chi tiết
halo
Xem chi tiết
Lê đăng lộc
Xem chi tiết
Thủy Phạm
Xem chi tiết