Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

dang huong giang

Cho tam giác ABC cân tại A(góc A bé hơn 90 độ)

Kẻ BD vuông góc với AC (D thuộc AC), CE vuông góc AB(E thuộc AB), BD và CE cắt nhau tại H.

a.CM: BD=CE

b.CM:tam giác BHC cân

c.CM:AH là đường trung trực của BC

d.Trên tia BD lấy điểm K sao cho D là trung điểm của BK. So sánh: góc ECB và DKC

Vũ Như Quỳnh
10 tháng 5 2018 lúc 18:03

a. tam giác ABC cân tại A => AB=AC

=> góc ABC=ACB

Xét tam giác ECB và tam giác DBC có:

BC chung

góc BEC=CDB = 90 độ

góc EBC=DCB

=> tam giác ECB = tam giác DBC ( cạnh huyền-góc nhọn)

=> BD=CE ( 2 cạnh tương ứng)

b.tam giác ECB = tam giác DBC => góc ECB=DBC

=> tam giác HBC cân tại H

c.Xét tam giác ABH và tam giác ACH có:

AH chung

AB=AC

HB=HC ( tam giác HBC cân tại H )

=> tam giác ABH = tam giác ACH (c.c.c)

=> góc BAH=CAH

=> AH là tia phân giác

Gọi giao điểm của AH và BC là I

Xét tam giác ABI và tam giác ACI có:

AB=AC

góc ABI=ACI

góc BAI=CAI ( do AH là tia phân giác )

=> tam giác ABI = tam giác ACI ( g.c.g)

=> BI=CI (1)

Có: tam giác ABI = tam giác ACI => góc AIB=AIC

mà góc AIB+AIC=180 độ

=> góc AIB=AIC = 90 độ (2)

Từ (1) (2) => AI là đường trung trực của BC

hay AH là đường trung trực của BC

d. Xét tam giác EHB và tam giác DHC có:

góc HEB=HDC = 90 độ

góc EHB=DHC ( đối đỉnh)

HB=HC

=> tam giác EHB = tam giác DHC ( cạnh huyền-góc nhọn)

=> EB=DC

Có: BD=DK ( D là trung điểm của BK)

mà BD = EC

=> DK=EC

Xét tam giác ECB và tam giác DKC có:

EC=DK

góc CEB=KDC ( = 90 độ)

EB=DC

=> tam giác ECB = tam giác DKC (c.g.c)

=> góc ECB=DKC

Bình luận (0)
Trương Khánh Nhi
10 tháng 5 2018 lúc 20:34

Hình tự vẽ nha bn

a) Xét △ABD và △ACE có:

AB=AC (vì △ABC cân tại A)

Góc A chung

∠ADB=∠AEC=90o

=> △ABD=△ACE(cạnh huyền -góc nhọn)

=> BD=CE (2goc tương ứng)

b)Vì △ABC cân tại A

nên ∠ABC=∠ACB (1)

Vì △ABD=△ACE (cmt)

=> ∠ABD=∠ACE (2 góc tương ứng) (2)

Từ (1) và (2),vế theo vế ta có: ∠ABC-∠ABD = ∠ACB-∠ACE

=> ∠HBC=∠HCB

Vậy △BHC cân tại H.

c) △ABC có 2 đường cao BD và CE cắt nhau tại H

=> H là trực tâm

=>AH phải là đường cao thứ ba của △ABC

=>AH ⊥ BC

△ABC cân tại A nên AH vừa là đường cao vừa là đg trung trực của BC

d) △KBC có CD ⊥ BK; BD=KD

=> △KBC cân tại C

=> ∠BKC=∠KBC (1)

△BHC cân tại H nên ∠HBC=∠HCB (2)

Từ (1) và (2) => ∠HCB=∠BKC

hay ∠ECB=∠DKC

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trương Thị Ánh Tuyết
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Federich Molsiva
Xem chi tiết
Hoàng Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Bách
Xem chi tiết
Nguyễn Nam Khánh
Xem chi tiết
Ngọc Anh Vũ
Xem chi tiết
Bni ngg
Xem chi tiết
viet nguyen
Xem chi tiết