Ôn tập Tam giác

Lê Hải Yến

Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ AD vuông góc BC (D thuộc BC).

a) Chứng minh BD=CD.

b) Vẽ DH vuông góc AB tại H và DK vuông góc AC tại K. Chứng minh DH= DK

c) Chứng minh HK // BC

d) Cho AB = 10cm; BC = 12cm. Tính AD

Gia Hân Ngô
12 tháng 2 2018 lúc 11:48

A B D C H K

a) Xét \(\bigtriangleup ABC\) cân tại A, có:

AD là đường cao của cạnh BC

=> AD cũng là đường trung tuyến của cạnh BC

=> D là trung điểm của cạnh BC

Hay: BD = CD

b) Ta có: AD là đường cao của \(\bigtriangleup ABC\) cân tại A

Nên: AD cũng là đường phân giác của \(\bigtriangleup ABC\)

=> \(\widehat{BAD}=\widehat{CAD}\)

Hay: \(\widehat{HAD}=\widehat{KAD}\)

Xét \(\bigtriangleup AHD\)\(\bigtriangleup AKD\):

Ta có: \(\left\{\begin{matrix} \widehat{AHD}=\widehat{AKD}=90^{\circ}(DH\perp AB,DK\perp AC) & & & \\ AD:chung & & & \\ \widehat{HAD}=\widehat{KAD}(cmt) & & & \end{matrix}\right.\)

Vậy: \(\bigtriangleup AHD=\bigtriangleup AKD(ch-gn)\)

=> DH = DK

c) \(\bigtriangleup AHD=\bigtriangleup AKD(cmt)\)

=> AH = AK

=> \(\bigtriangleup AHK\) cân tại A

=> \(\widehat{AKH}=\frac{180^{\circ}-\widehat{BAC}}{2}\)

Mà: \(\widehat{ACB}=\frac{180^{\circ}-\widehat{BAC}}{2}\)

Nên: \(\widehat{AKH}=\widehat{ACB}\)

(nằm ở vị trí đồng vị)

=> HK // BC

d) Ta có: BD = DC = \(\dfrac{BC}{2}=\dfrac{12}{2}=6\) cm

Xét \(\bigtriangleup ADB\) vuông tại D (AD đường cao), ta có:

\(AD^2=AB^2-BD^2\left(Py-ta-go\right)\)

\(AD^2=10^2-6^2=64\)

\(\Rightarrow AD=\sqrt{64}=8cm\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tang Tử Tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Quảng Suối Tiên
Xem chi tiết
thangcanbasucvat
Xem chi tiết
Phần Nhã Phương
Xem chi tiết
Hạ Quỳnh
Xem chi tiết
Hazuimu
Xem chi tiết
Duyhoc dot
Xem chi tiết
Kien
Xem chi tiết