Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hiphopneverdie

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy diểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. a CMR tam giác ADE là tam giác cân , b Kẻ BH vuông góc với AD ( H thuộc AD ) , kẻ CK vuông góc với AE ( K thuộc AE ). CMR BH = CK, AH = AK c Gọi I là giao điểm của BH và CK. tam giác IBC là tam giác gì, vì sao? d CMR AI là tia phân giác của góc BAC, e) Khi góc BAC = 60 độ và BD = CE = BC. hãy tính số đo các góc của tam giác ADE và xác định dạng của tam giác IBC mình cần gấp nhanh nhá thank kiu bạn nhìu

Nguyễn Lê Phước Thịnh
20 tháng 2 2020 lúc 12:46

a) Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABD}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACE}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)

Xét \(\Delta\)ABD và \(\Delta\)ACE có

AB=AC(\(\Delta\)ABC cân tại A)

\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)(cmt)

DB=CE(gt)

Do đó: \(\Delta\)ABD=\(\Delta\)ACE(c-g-c)

⇒AD=AE(hai cạnh tương ứng)

Xét \(\Delta\)ADE có AD=AE(cmt)

nên \(\Delta\)ADE cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

b) Ta có: \(\Delta\)ABD=\(\Delta\)ACE(cmt)

\(\Rightarrow\widehat{ADB}=\widehat{AEC}\)(hai góc tương ứng)

hay \(\widehat{HDB}=\widehat{KEC}\)

Xét \(\Delta\)HDB vuông tại H và \(\Delta\)KEC vuông tại E có

DB=CE(gt)

\(\widehat{HDB}=\widehat{KEC}\)(cmt)

Do đó: \(\Delta\)HDB=\(\Delta\)KEC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒BH=CK(hai cạnh tương ứng)

Ta có: \(\Delta\)HDB=\(\Delta\)KEC(cmt)

⇒HD=KE(hai cạnh tương ứng)

Ta có: AH+HD=AD(do A,H,D thẳng hàng)

AK+KE=AE(A,K,E thẳng hàng)

mà HD=KE(cmt)

và AD=AE(cmt)

nên AH=AK(đpcm)

c) Ta có: \(\widehat{HBD}=\widehat{CBI}\)(hai góc đối đỉnh)(a)

\(\widehat{KCE}=\widehat{BCI}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{HBD}=\widehat{KCE}\)(\(\Delta\)HBD=\(\Delta\)KCE)

nên \(\widehat{CBI}=\widehat{BCI}\)

Xét \(\Delta\)IBC có \(\widehat{CBI}=\widehat{BCI}\)(cmt)

nên \(\Delta\)IBC cân tại I(định lí đảo tam giác cân)

d) Xét \(\Delta\)ABI và \(\Delta\)ACI có

AB=AC(\(\Delta\)ABC cân tại A)

AI là cạnh chung

BI=CI(\(\Delta\)IBC cân tại I)

Do đó: \(\Delta\)ABI=\(\Delta\)ACI(c-c-c)

\(\Rightarrow\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AI nằm giữa hai tia AB,AC

nên AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

e) Xét \(\Delta\)ABC cân tại A có \(\widehat{BAC}=60^0\)(đkct)

nên \(\Delta\)ABC đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

⇒AB=AC=BC và \(\widehat{BAC}=\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=60^0\)(số đo các cạnh và các góc trong \(\Delta\)ABC đều)

mà BD=CE=BC

nên AB=BD=BC=AC=CE

Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABD}=180^0\)(hai góc kề bù)

hay \(\widehat{ABD}=180^0-\widehat{ABC}=180^0-60^0=120^0\)

Xét \(\Delta\)ABD có AB=BD(cmt)

nên \(\Delta\)ABD cân tại B(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{ADB}=\frac{180^0-\widehat{ABD}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong \(\Delta\)ABD cân tại B)

hay \(\widehat{ADB}=\frac{180^0-120^0}{2}=30^0\)

hay \(\widehat{ADE}=30^0\)(1)

Ta có: \(\Delta\)ADE cân tại A(cmt)

\(\widehat{ADE}=\widehat{AED}\)\(\widehat{DAE}=180^0-2\cdot\widehat{ADE}\)(số đo của các góc trong \(\Delta\)ADE cân tại A)(2)

Thay (1) vào (2), ta được

\(\widehat{ADE}=\widehat{AED}=30^0\)\(\widehat{DAE}=180^0-2\cdot30^0=120^0\)

Ta có: \(\Delta\)HBD vuông tại H(BH⊥AD)

nên \(\widehat{HBD}+\widehat{HDB}=90^0\)(hai góc phụ nhau)

hay \(\widehat{HBD}=90^0-\widehat{HDB}=90^0-30^0=60^0\)(b)

Từ (a) và (b) suy ra \(\widehat{CBI}=60^0\)

Xét \(\Delta\)IBC cân tại I có \(\widehat{CBI}=60^0\)(cmt)

nên \(\Delta\)IBC đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

Vậy: Khi \(\widehat{BAC}=60^0\) và BD=CE=BC thì

\(\widehat{ADE}=30^0\); \(\widehat{AED}=30^0\); \(\widehat{DAE}=120^0\)

\(\Delta\)IBC đều

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Bình An
Xem chi tiết
Hữu Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Anh Bao
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bích Loann
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Việt Trung
Xem chi tiết
?????
Xem chi tiết
van Tran
Xem chi tiết