Cho tam giác ABC cân tại A (góc A<90độ). Kẻ tia phân giác của góc BAC cắt BC tại H (H thuộc BC)
a) C/m tam giác ABH = tam giác ACH.
b) Kẻ tung tuyến BD cắt AH tại G. C/m G là trọng tâm của tam giác ABC.
c)Cho AB=15cm, BH=9cm. Tính độ dài cạnh AG.
d) Qua H kẻ đường song song với AC cắt AB tại E. C/m C,G,E thẳng hàng.
a, xét \(\Delta ABH\) và \(\Delta ACH\) có
AH chung
\(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\) ( AH là đường pg của \(\widehat{BAC}\) )
AB = AC ( \(\Delta\) ABC cân tại A )
=> \(\Delta ABH=\Delta ACH\) (cgc)
b, \(\Delta ABC\) cân tại A
=> AH là đường phân giác đồng thời là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)
\(\Delta ABC\) có BD và AH là 2 đường trung tuyến và BD \(\cap\) AH = G
=> G là trọng tâm của \(\Delta ABC\)
c, \(\Delta ABC\) cân tại A
=> AH là đường phân giác đồng thời là đường cao của \(\Delta ABC\)
áp dụng định lý Py ta go vào \(\Delta ABH\) vuông tại H
AB2 = AH2 + BH2
152 = AH2 + 92
=> AH 2 = 144
=> AH = 12 cm
G là trọng tâm của \(\Delta ABC\)
=> AG = \(\dfrac{2}{3}AH=\dfrac{2}{3}.12=8cm\)
d, EH // AC
=> \(\widehat{EHA}=\widehat{HAC}\) ( slt)
mà \(\widehat{HAC}=\widehat{HAB}\)
=> \(\widehat{EHA}=\widehat{HAB}\)
=> \(\Delta EHA\) cân tại E => EA = EH (1)
EH // AC
=> \(\widehat{ACB}=\widehat{EHB}\) ( đồng vị )
mà \(\widehat{ACB}=\widehat{ABC}\) ( \(\Delta ABC\) cân tại A )
=> \(\widehat{EHB}=\widehat{ABC}\) => \(\Delta EBH\) cân tại E
=> EH = EB ( 2 )
từ (1) ( 2) => EA = EB
hay E là trung điểm của AB
=> CE là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)
mà G là trọng tâm của \(\Delta ABC\)
=> C , G , E thẳng hàng