Bài 7: Định lí Pitago

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cuong Le

Cho tam giác ABC cân ở A, biết AB=AC=4cm

a)Tính BC

b)Từ A kẻ AD vuông góc với BC.CMR D là trung điểm của BC

c) Từ D kẻ DE vuông góc với AC. CMR . Tam giác AED vuông cân

d) Tính AD

Nguyễn Lê Phước Thịnh
10 tháng 2 2021 lúc 21:37

Sửa đề: ΔABC vuông cân tại A

a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔBAC vuông tại A, ta được:

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

\(\Leftrightarrow BC^2=4^2+4^2=32\)

hay \(BC=4\sqrt{2}cm\)

Vậy: \(BC=4\sqrt{2}cm\)

b) Xét ΔADB vuông tại D và ΔADC vuông tại D có

AB=AC(ΔABC vuông cân tại A)

AD chung

Do đó: ΔADB=ΔADC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

Suy ra: DB=DC(hai cạnh tương ứng)

mà D nằm giữa B và C

nên D là trung điểm của BC(đpcm)

c) Ta có: ΔABC vuông cân tại A(gt)

nên \(\widehat{C}=45^0\)(Số đo của một góc ở đáy trong ΔABC vuông cân tại A)

Xét ΔADC vuông tại D có \(\widehat{C}=45^0\)(cmt)

nên ΔADC vuông cân tại D(Dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân)

Suy ra: \(\widehat{CAD}=45^0\)(Số đo của một góc nhọn trong ΔADC vuông cân tại D)

hay \(\widehat{EAD}=45^0\)

Xét ΔEAD vuông tại E có \(\widehat{EAD}=45^0\)(cmt)

nên ΔAED vuông cân tại E(Dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân)

d) Ta có: D là trung điểm của BC(cmt)

nên \(DC=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{4\sqrt{2}}{2}=2\sqrt{2}cm\)

mà DC=DA(ΔAED vuông cân tại E)

nên \(AD=2\sqrt{2}cm\)

Vậy: \(AD=2\sqrt{2}cm\)


Các câu hỏi tương tự
Ninh Nguyễn thị xuân
Xem chi tiết
Trần Đức Huy
Xem chi tiết
Hík Hík
Xem chi tiết
trần dũng
Xem chi tiết
bao Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trâm
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Vũ Huyền
Xem chi tiết