Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu
được V1 lít H2. Trong một thí nghiệm khác, hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong
dung dịch HNO3 loãng dư thu được V2 lít hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu trong
đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỷ khối của Y đối với H2 là 16,75. Thiết lập
mối quan hệ giữa V1với V2 (Thể tích khí đo ở cùng điều kiện).
A.V1= 2,375V2
B.V1= 4,250V2
C.V1= 5,625V2
D.V1= 2,125V2
tổng số mol e trao đổi là x giả sử thể tích khí đo ở dktc
=> V1/22,4 x 2=x
xét hỗn hợp V2
dY/H2=16,75 => MY=33,5
y là 2 khí không màu một hóa nâu trong không khí
=> Y gồm có NO và N2O
áp dụng quy tắc đường chéo ta có
V(NO)/V(NO2)=3
V(NO)=3V2/4
V(N2O)=V2/4
=> (3x 3V2/4+ 8x V2/4)/22,4= x => 4,25V2/22,4=x
=> V1= 2,125 V2
D