Cho hình vuông ABCD, điểm M thuộc đoạn thẳng BD. Gọi H và K thư tự là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AD.
a, Chứng minh: AM=HK.
b, Biết độ dài cạnh hình vuông ABCD là 4 cm và diện tích tam giác ADH bằng 1/4 diện tích hình vuông ABCD. Tính độ dài AH.
c, Tìm vị trí của M trên đoạn thẳng BD để HK có độ dài nhỏ nhất.
Qua tâm O của hình vuông ABCD cạnh a, kẻ đường thẳng l cắt cạnh AB và CD lần lượt tại M và N. Biết MN = b. Hãy tính tổng các khoảng cách từ các đỉnh của hình vuông đến đường thẳng l theo a và b (a và b có cùng đơn vị đo)
Cho hình vuông ABCD. M là điểm chuyển động trên đường chéo AC. E,F lần lượt là hình chiếu của M trên cạnh AB, AD.
a) Chứng minh chu vi tứ giác AEMF không đổi.
b)Đường thẳng qua M vuông góc với EF đi qua 1 điểm cố định.
c) Xác định vị trí điểm M để AE.AF đạt giá trị lớn nhất.
Cho ΔABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AB và D là điểm đối xứng của M qua I.
a) CMR: AD song2 BM và tứ giác ADBM là hình tho.
b) Gọi E là giao điểm của AM và AD. C/m: AE = EM.
c) Cho BC = 5cm và AC = 4cm. Tính S Δ ABM.
Cho hình vuông ABCD, trên cạnh AB, BC, CD, DA lấy các điểm M, N, E, F sao cho AM = CN = CE = AF. a) Chứng minh tứ giác ANCF là hình bình hành b) Chứng minh MNEF là hình chữ nhật c) Gọi H là hình chiếu của A trên BF. Tính góc CHM (gợi ý câu c chứng minh góc CHB= góc AHM)
Bài 6: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 4cm, AC = 3 cm, trung tuyến AD, kẻ DK vuông góc với với AB, kẻ DH vuông góc với AC
a. Tứ giác AKDH là hình gì? Vì sao?
b. Tính độ dài AD
c. Tính diện tích tam giác ABD
Bài 7: Cho ABC vuông ở A (AB < AC ), đường cao AH. Gọi D là điểm đối xứng của A qua H. Đường thẳng kẻ qua D song song với AB cắt BC và AC lần lượt ở M và N. Chứng minh:
a. Tứ giác ABDM là hình thoi.
b. AM CD .
c. Gọi I là trung điểm của MC; chứng minh IN HN.