Tam giác đồng dạng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thủy Luu

Cho hình chữ nhật ABCD , có AB =20cm , AD = 15cm. Kẻ AH vuông góc với BD tại H.

1 . CM tam giác AHB đồng dạng tam giác BCD

2 . Tính BD , AH

3 Trên tia đối của tia DA lấy điểm E sao cho DE < AD . Kẻ EM vuông góc với BD tại M , EM cắt AB tại I . Vẽ Ak vuông góc với BE tại K , AF vuông góc với ID tại E . Gọi N là giao điểm của ID và BE .

a, CM HK // MN

b, CM 3 điểm F,H, K thẳng hàng hình

Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 6 2020 lúc 17:24

1: Xét ΔAHB và ΔBCD có

\(\widehat{AHB}=\widehat{BCD}\left(=90^0\right)\)

\(\widehat{ABH}=\widehat{BDC}\)(hai góc so le trong, AB//CD)

Do đó: ΔAHB∼ΔBCD(g-g)

2: Áp dụng định lí pytago vào ΔABD vuông tại A, ta được:

\(BD^2=AD^2+AB^2\)

\(\Leftrightarrow BD^2=15^2+20^2=625\)

hay \(BD=\sqrt{625}=25cm\)

Ta có: ΔAHB∼ΔBCD(cmt)

\(\frac{AH}{BC}=\frac{AB}{BD}\)

\(\frac{AH}{15}=\frac{20}{25}\)

hay \(AH=\frac{15\cdot20}{25}=\frac{300}{25}=12cm\)

Vậy: BD=25cm; AH=12cm

3: Ta có: AH⊥BD(gt)

IM⊥BD(gt)

Do đó: AH//IM(định lí 1 từ vuông góc tới song song)

Xét ΔBIM có AH//IM(cmt)

nên \(\frac{BA}{BI}=\frac{BH}{BM}\)(1)

Xét ΔIEB có

EA là đường cao ứng với cạnh IB(gt)

BM là đường cao ứng với cạnh IE(gt)

EA\(\cap\)BM={D}

Do đó: D là trực tâm của ΔIEB(định nghĩa trực tâm của tam giác)

⇒ID là đường cao ứng với cạnh BE

mà ID\(\cap\)BE={N}

nên IN⊥BE

mà AK⊥BE

nên IN//AK(định lí 1 từ vuông góc tới song song)

Xét ΔBNI có IN//AK(cmt)

nên \(\frac{BA}{BI}=\frac{BK}{BN}\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{BH}{BM}=\frac{BK}{BN}\)

Xét ΔBMN có \(\frac{BH}{BM}=\frac{BK}{BN}\)(cmt)

nên HK//MN(định lí ta lét đảo)

b) Ta có: AF⊥IN(gt)

EN⊥IN(gt)

Do đó: AF//EN(định lí 1 từ vuông góc tới song song)
\(\frac{DF}{DN}=\frac{DA}{DE}\)(hệ quả của định lí ta lét)(3)
Ta có: AH⊥BM(gt)

EM⊥BM(gt)

Do đó: AH//EM(định lí 1 từ vuông góc tới song song)
\(\Rightarrow\frac{DA}{DE}=\frac{DH}{DM}\)(hệ quả của định lí ta lét)(4)

Từ (3) và (4) suy ra \(\frac{DF}{DN}=\frac{DH}{DM}\)
Xét ΔDFH và ΔDNM có

\(\widehat{FDH}=\widehat{NDM}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\frac{DF}{DN}=\frac{DH}{DM}\)(cmt)

Do đó: ΔDFH∼ΔDNM(c-g-c)

\(\widehat{DFH}=\widehat{DNM}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{DFH}\)\(\widehat{DNM}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên FH//MN(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Ta có: HK//MN(cmt)

FH//MN(cmt)

mà HK và FH có điểm chung là H

nên F,H,K thẳng hàng(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Thảo Nhi
Xem chi tiết
khoa
Xem chi tiết
Marry Lili Potter
Xem chi tiết
Diệu Ân
Xem chi tiết
Ngân Lê
Xem chi tiết
Best zanis
Xem chi tiết
D K T
Xem chi tiết
D K T
Xem chi tiết
_Banhdayyy_
Xem chi tiết