Bài 3: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Lê Nhật Linh

cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O cạnh a. Biết \(SA\perp a\sqrt{6}\).

Gọi E là trung điểm của AB, mặt phẳng (P) qua E và vuông góc SB.

Xác định và tính diện tích thiết diện của hình chóp cắt bơi mặt phẳng (P).

Nguyễn Việt Lâm
27 tháng 3 2019 lúc 23:24

S A B C D E F G H

Qua E kẻ \(EF\perp SB\Rightarrow F\in\left(P\right)\)

\(\left\{{}\begin{matrix}BC\perp AB\\BC\perp SA\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow BC\perp\left(SAB\right)\Rightarrow BC\perp SB\)

Qua F kẻ \(FG//BC\) (\(G\in SC\)) \(\Rightarrow FG\perp SB\Rightarrow G\in\left(P\right)\)

Theo tính chất giao tuyến của 3 mặt phẳng sẽ chỉ song song hoặc đồng quy, ba mặt phẳng (P); (ABCD); (SBC) cắt nhau theo 3 giao tuyến, mà 2 giao tuyến FG và BC song song \(\Rightarrow\) giao tuyến thứ 3 cũng phải song song với FG và BC

\(\Rightarrow\) Qua E kẻ \(EH//BC\) (\(H\in CD\)) \(\Rightarrow EFGH\) chính là tiết diện của (P) và hình chóp

\(\left\{{}\begin{matrix}BC\perp\left(SAB\right)\\FG//BC\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow FG\perp\left(SAB\right)\Rightarrow FG\perp EF\)

\(\Rightarrow EFGH\) là hình thang vuông

\(SB=\sqrt{SA^2+AB^2}=a\sqrt{7}\)

\(\Delta BFE\sim\Delta BAS\Rightarrow\frac{EF}{SA}=\frac{BE}{SB}\Rightarrow EF=\frac{SA.BE}{SB}=\frac{a\sqrt{42}}{14}\)

\(\Rightarrow SF=SB-BF=SB-\sqrt{BE^2-EF^2}=\frac{13a\sqrt{7}}{14}\)

\(\frac{FG}{BC}=\frac{SF}{SB}\Rightarrow FG=\frac{BC.SF}{SB}=\frac{13a}{14}\)

\(\Rightarrow S_{EFGH}=\frac{1}{2}\left(FG+EH\right).EF=\frac{1}{2}\left(a+\frac{13a}{14}\right).\frac{a\sqrt{42}}{14}=\frac{27a^2\sqrt{42}}{392}\)

Số xấu vậy, chẳng biết có nhầm lẫn gì không :(


Các câu hỏi tương tự
Crackinh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hiếu
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Duyên Trần
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
Trần Việt Anh
Xem chi tiết
Vũ Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Thúc
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết