Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trần thị minh thi

cho đoạn thơ sau :" Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"

Em hãy cho biết vì sao tác giả dùng" ngọn lửa " ở hai câu cuối mà không nhắc lại bếp lửa, ngọn lửa ở đây mang ý nghĩa gì ?

GIÚP GIÙM MIK NHA MIK ĐANG CẦN GẤP.

Trần Thanh Phương
11 tháng 12 2018 lúc 14:56

- Hình ảnh " ngọn lửa " ở 2 câu sau là sự phát triển của hình ảnh " bếp lửa " ở 2 câu thơ trên hay cũng có thể nói hình ảnh " Bếp lửa " được nhắc đi nhắc lại ở toàn bộ bài thơ. Ở mức khái quát, mang ý nghĩa trừu tượng => trở thành 1 biểu tượng.

- Hình ảnh của " ngọn lửa " là biểu tượng của sức sống, lòng yêu thương và niềm tin. Là sức mạnh nội tâm ở trong lòng.

- Từ " bếp lửa ngọn lửa " là một sự phát triển về sáng tạo của hình tượng thơ.Gợi cho người đọc những cảm nhận sâu xa.: “bếp lửa bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu ở ngoài, mà chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Như thế hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Ngọn lửa tự trong lòng ấy sẽ cháy mãi, bất diệt.

Kieu Anh
12 tháng 12 2018 lúc 20:52

- Hình ảnh " bếp lửa " : mang tính cụ thể , đó là bếp lửa được bà nhóm lên mỗi sáng mỗi chiều, bếp lửa là hình ảnh của cuộc sống thực đầy vất vả nhọc nhằn của hai bà cháu.
- Hình ảnh " ngọn lửa " : mang tính khái quát, đó là ngọn lửa của tấm lòng ấm áp, của tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin, niềm li vọng vào tương lai của cuộc kháng chiến
- Tác giả dùng " ngọn lửa " ở hai câu cuối mà không nhắc lại từ " bếp lửa " là một sự sáng tạo và phát triển hình tượng thơ. Hình ảnh bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh người bà. Như vậy từ ngọn lửa của bà cháu đã hiểu ra rằng : bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Hình ảnh bếp lửa thiêng liêng kì lạ đã được đẩy lên một mức, người cháu nhận ra một điều sâu sắc. Bếp lửa được bà nhóm lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của tình yêu thương, sự sống, niềm tin thắp lên trong lòng cháu mỗi khi nhớ về bà là nhớ về cội nguồn, gia đình, quê hương , dân tộc.

Thời Sênh
11 tháng 12 2018 lúc 16:57
- Hình ảnh “ngọn lửa” ở hai câu thơ sau là sự phát triển của hình ảnh “bếp lửa” ở câu thơ trên (cũng như hình ảnh “bếp lửa” đã được nhắc đi nhắc lại trong toàn bài thơ) ở mức khái quát cao hơn, mang ý nghĩa trừu tượng, trở thành một biểu tượng. - Hình ảnh “ngọn lửa” là biểu tượng của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin, là sức mạnh nội tâm được nhen nhóm từ trong lòng.

Các câu hỏi tương tự
Phạmm Phạmm
Xem chi tiết
Hoàng Hạnh
Xem chi tiết
Hạnh Mỹ
Xem chi tiết
kirigaya
Xem chi tiết
thị duyên võ
Xem chi tiết
Vũ Việt Thành
Xem chi tiết
ễnnguy Hùng
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết