Cho bài ca dao sau đây :
" Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt,đắng cay muôn phần."
a) Tìm các phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao và nêu hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ ấy.
b) Trong bài văn phân tích 4 câu ca dao trên,có 1 đoạn văn được mở đầu bằng câu:
" Bài ca dao đâu chỉ nói về cuộc sống lao động vất vả nhọc nhằn của người nông dân mà còn là lời nhắn nhủ con người khi thừa hưởng thành quả lao động của người khác phải luôn nhớ về những người đã làm ra thành quả đó."
- Câu mở đầu trên cho biết đoạn văn kề trước nó phải viết về điều gì ?
- Đồng thời câu văn ấy còn báo hiệu đoạn văn chứa nó phải mang nội dung gì ?
- Câu văn trên thực hiện nhiệm vụ gì trong đoạn ?
- Việc sử dụng lối nói ngoa dụ trong so sánh: mồ hôi như mưa.
- Sử dụng triệt để biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản: giữa làm và ăn (rộng ra là cống hiến và hưởng thụ); giữa bát cơm đầy và một hột, giữa dẻo thơm (một hột) và đắng cay (muôn phần).
- Cách dùng đảo ngữ, đại từ phiếm chỉ làm cho lời thơ uyển chuyển, lời nhắc nhở nhẹ nhàng, không nhằm vào người nào cụ thể mà thấm thìa cho tất cả.
a)Biện pháp tu từ: phóng đại, so sánh
Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.