Chương III : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Thế Phong

Cho △ ABC vuông tại A, phân giác BE. Vẽ EH ⊥ BC (H ∈ BC)

a) CM: △ABE = △HBE

b) CM: BE là đường trung trực của AH

c) Gọi K là giao điểm của AB và EH. CMR: EK = EC

d) CM: AE < EC

e) Xác định dạng △BKC

f) CM: BE ⊥ KC

Miinhhoa
25 tháng 3 2019 lúc 18:53

a,Xét hai tam giác vuông ABE và HBE có :

BE là cạnh chung

\(\widehat{ABE} = \widehat{HBE}\) ( do BE là tia phân giác \(\widehat{B}\) )

=> Δ ABE = Δ HBE ( cạnh huyền - góc nhọn )

b, Gọi I là điểm cắt giữa hai đoạn thẳng BE và AH .

* Xét Δ AIB và Δ HIB có :

BI là cạnh chung

AB = AH ( do tam giác ABE = tam giác HBE )

\(\widehat{ABI} = \widehat{HBI}\) ( hay \(\widehat{ABE} = \widehat{HBE}\) theo cmt )

=> Δ AIB = Δ HIB ( c-g-c )

=> AI = HI ( hai cạnh tương ứng )

=> I là trung điểm AH

* Do Δ AIB = Δ HIB ( cmt )

=> \(\widehat{AIB} =\widehat{HIB}\) ( hai góc tương ứng )

\(\widehat{AIB} + \widehat{HIB} = 180^0\) ( hai góc kề bù )

=> \(\widehat{AIB} = \widehat{HIB} = 180^0 : 2 =90^0\)

=> BI ⊥ AH

Do I là trung điểm của AH ( cmt )

BI ⊥ AH ( cmt )

mà E và I cùng nằm trên đoạn thẳng BE

=> BE ⊥ AH tại trung điểm của AH

=> BE là đường trung trực của AH

c, Xét hai tam giác vuông AEK và HEC có :

AE = EH ( do tam giác ABE = tam giác BHE )

\(\widehat{AEK} = \widehat{HEC} \) ( hai góc đối đỉnh )

=> Δ AEK = Δ HEC ( cạnh vuông - góc nhọn kề )

=> EK = EC (hai cạnh tg ứng )

d,Do EH là đường vuông góc hạ từ E xuống BC

EC là đường xiên hạ từ E xuống BC

=> EH < EC ( quan hệ đường vuông góc và đường xiên )

mà EH = AE ( cmt )

=> AE < EC

e, Ta có : BK = BA + AK

BC = BH + HC

mà BA = BH ( do tam giác ABE = tam giác HBE )

AK = HC ( do tam giác AEK = tam giác HEC)

=> BK = BC

=> tam giác BKC cân tại B

f, Gọi M là giao điểm giữa đoạn BE và KC

Xét tam giác BKE và tam giác BCE có :

BH là cạnh chung

BK = BC ( cmt )

\(\widehat{K} = \widehat{C} \) ( do tam giác BKC cân )

=> Δ BKE = Δ BCE ( c-g-c )

=> \(\widehat{BMK} = \widehat{BMC} \) ( hai góc tg ứng )

\(\widehat{BMK} + \widehat{BMC} = 180^0 \) ( hai góc kề bù )

=> \(\widehat{BMK} = \widehat{BMC} = 180^0 : 2 = 90^0\)

=> BM ⊥ KC

mà điểm E nằm trên đường thẳng BM

=> BE ⊥ KC

B.Thị Anh Thơ
24 tháng 3 2019 lúc 22:37

a) Xét tam giác ABE và tam giác HBE, có:

Â= Ĥ= 90°

BE cạnh chung

Góc B1= góc C1 (gt)

Suy ra tam giác ABE= tam giác BBC ( cạnh huyền góc nhọn)

b) Vì tam giác ABE= tam giác HBE

Suy ra BA=BH, EA=EH

Suy ra E,B cùng thuộc trung trực của AH nên đường thẳng EB là đường trung trực của AH ( điều cần phải chứng minh)

c) Vì AE=EH ( cmt)

Ê2= Ê1 ( Đối đỉnh)

Góc KAE= CHE=90°

Suy ra EK=EC ( đpcm)

Miinhhoa
25 tháng 3 2019 lúc 18:56

mình vẽ ko đk đẹp cho lắm thông cảm nha Hỏi đáp Toán


Các câu hỏi tương tự
lê quang chiến
Xem chi tiết
trần đình nguyên
Xem chi tiết
Ngô Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Minh Trúc Trần
Xem chi tiết
Phương kv
Xem chi tiết
pham gia loc
Xem chi tiết
Regina _K
Xem chi tiết