Cho 3.44g hỗn hợp Fe,Fe3O4 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch A. Cho NaOH dư vào dung dịch A lọc lấy kết tủa mang nung trong không khí đến khối lượng không đổi cân nặng 4g. Tính khối lượng Fe và Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu.
hòa tan 7,4g hỗn hợp Fe và FeO bằng dung dịch Hcl dư thu được dung dịch A và 2,4 l H2 (t=20,p=1Atm). Cho dung dịch A tác dụng dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m(g) chất rắn.
a) tính m
b) tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu
Cho 112g hỗn hợp ba kim loại Al, Fe, Cu tác dụng với khí Cl2 dư. Cho toàn bộ sản phẩm rắn thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy chất kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 120g chất rắn B.
Mặt khác nếu cho 112g hỗn hợp A (ba kim loại trên) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn C có khối lượng 32g và dung dịch D.
a) Cho biết các chất trong B, C, D.
b) Tính thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu (A).
cho 10g hỗn hợp gồm Al, Mg, Cu vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A ; 8,96l H2 (đktc) và chất rắn X, lọc và nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,75g chất rắn Y
a) tính thành phần phần trăm mỗi kim loại ban đầu
b) tính V dung dịch HCl 1M cần dùng
c) tính khối lượng muối khan (sau khi cạn dd A)
Cho 24g hỗn hợp Fe, Mg, Zn hòa tan bằng HCl dư thoát ra 8,96 dm3 khí H2 (đktc). Thêm dung dịch KOH đến dư và dung dịch thuđược rồi lọc kết tủa tách ra đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi cân nặng 12g. Tìm khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
cho 7g hỗn hợp gồm Mg và Na tác dụng với hết HCl dư. Dung dịch thu được tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 4g oxit
a) Tính khối lượng từng kim loại ban đầu
b) Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn
Lấy 14,4g hỗn hợp Y gồm Fe và FexOy hoà tan hết trong dung dịch HCl 2M thu được 1,12 lít khí (đktc). Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc kết tủa, làm khô và nung đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn
-a Tính thành phần phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp Y
-b Xác định công thức của sắt oxit
-c Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần lấy để hoà tan
Cho 1,36 gam hỗn hợp Fe và Mg vào 400 ml CuSO4 a M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được chất rắn a nặng 1,84 gam và dung dịch B. Cho hết B tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, được hỗn hợp D nặng 1,2 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và giá trị a (M).