Bài 4: Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
An Sơ Hạ

Cho 3 hàm số có đồ thị ( d1), ( d2), ( d3) với :

(d1) : y = 2x + m - 3

(d2) : y = ( m + 1 )x - 3

(d3) : y = 4x - 1

Tìm m để :

a) (d1) đi qua gốc toạ độ

b) (d1), (d2), (d3) đồng quy

c) (d1) đi qua giao điểm của (d3) và trục hoành

d) (d2) đi qua giao điểm của (d3) và trục tung

Akai Haruma
3 tháng 11 2017 lúc 22:44

Lời giải:

a) \(d_1\) đi qua gốc tọa độ nghĩa là \((d_1)\) đi qua điểm \((0;0)\)

\(\Rightarrow 0=2.0+m-3\Leftrightarrow m-3=0\Leftrightarrow m=3\)

b)

PT giao điểm của \(d_1\cap d_3\):

\((2x+m-3)-(4x-1)=0\)

\(\Leftrightarrow -2x+m-2=0\)

\(\Leftrightarrow x=\frac{m-2}{2}\)

Như vậy, giao điểm của \(d_1\cap d_3\) sẽ có dạng :

\(\left(\frac{m-2}{2};4.\frac{m-2}{2}-1\right)=\left(\frac{m-2}{2}; 2m-5\right)\)

Vì \(d_1,d_2,d_3\) đồng quy nên \(\left(\frac{m-2}{2};2m-5\right)\in d_2\)

\(\Rightarrow 2m-5=(m+1).\frac{m-2}{2}-3\)

\(\Leftrightarrow m^2-5m+2=0\) \(\Leftrightarrow m=\frac{5\pm \sqrt{17}}{2}\)

c)

Trước tiên ta cần tìm giao điểm của d3 và trục hoành

Vì giao điểm thuộc trục hoành nên tung độ bằng 0

\(\Rightarrow 0=4x-1\Leftrightarrow x=\frac{1}{4}\)

Như vậy giao điểm của d3 với trục hoành là: \((\frac{1}{4},0)\)

\((\frac{1}{4},0)\in d_1\Rightarrow 0=2.\frac{1}{4}+m-3\Leftrightarrow m=\frac{5}{2}\)

d) Trước tiên ta cần tìm giao điểm của d3 và trục tung

Vì giao điểm thuộc trục tung nên hoành độ bằng 0

suy ra \(y=4x-1=4.0-1=-1\)

Vậy giao của d3 và trục tung là \((0;-1)\)

Ta có \((0;-1)\in (d_2)\Rightarrow -1=(m+1).0-3\Leftrightarrow -1=-3\) (vô lý)

Vậy không tồn tại m thỏa mãn.


Các câu hỏi tương tự
Hà Lê
Xem chi tiết
Phạm Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Dung Nguyen Dang
Xem chi tiết
Đào Thị Vương Thư
Xem chi tiết
Nguyễn thị thu trang
Xem chi tiết
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Truong Ngoc Bao
Xem chi tiết
Dũng Vũ
Xem chi tiết
Thanh Vy
Xem chi tiết