Cho 0,297g hỗn hợp kim loại Na, Ba tác dụng với H2O thu được dd X và khí Y . Trung hòa dd X cần 50ml HCl cô cạn thu được 0,4745g muối. Tính VY thoát ra ( đktc) , CM HCl . Tính lượng mỗi kim loại
Hòa tan hết 11,2g hỗn hợp X gồm kim loại A có hóa trị x và B có hóa trị y trong dung dịch HCl nồng độ CM. Sau đó tiến hành cô cạn dung dịch thu được 39,6g hỗn hợp 2 muối
a) Tính thể tích khí hiđro sinh ra đktc
b) Lấy gấp đôi lượng X ở trên cho tác dụng với 500ml dung dịch HCl nồng độ CM thấy thoát ra 16,8 lít khí hiđro (đktc) đem cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y. Tính khối lượng chất rắn Y và nồng độ CM của dung dịch HCl.
Để xác định thành phần hỗn hợp hai kim loại Al và Mg người ta tiến hành các thí nghiệm sau: -Thí nghiệm 1:Cho a gam hỗn hợp vào 600 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/l,sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B.Đem cô cạn dung dịch A thu được 27,9 gam muối khan. -Thí nghiệm 2:Cho a gam hỗn hợp vào dung dịch HCl cùng nồng độ với dung dịch HCl ở thí nghiệm trên ,sau phản ứng thu được dung dịch C,cô cạn dung dịch C thu 32,35 gam muối khan. 1.Xác định thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu 2.Tính thể tích khí B và nồng độ mol x.Giả thiết phản ứng của Al và Mg là như nhau ở cùng điều kiện
Trộn 300ml dung dịch HCl 1M với 300ml dung dịch H2SO4 1M thu được 600ml dung dịch A. Cho 27,45g một hỗn hợp bột gồm Fe và Zn hòa tan vừa đủ trong 600ml dung dịch A tạo ra dung dịch B và V (lít) H2 ở đktc
a) Tính nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A
b) Xác định V
c) tính khối lượng hỗn hợp muối trong dung dịch B và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
C1: Trong 800ml dung dịch NaOH có 8g NaOH
a, Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH
b, Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200g dung dịch NaOH để có dung dịch NaOH 0,1M
C2: Hòa tan hoàn toàn 3,15g hỗn hợp gồm Mg và Al cần 300ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được V lít khí đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được m gam muối khan. Tính m và V
C3: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 560ml khí đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được 2,855g muối khan. Tính m
C4: Hòa tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít H2 ( đktc ). Cô cạn dung dịch ta được m gam muối khan. Giá trị của m là
C5: Hòa tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra ( ở đktc ) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
C6: Hòa tan hoàn toàn 33,2g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml axit H2SO4 0,1M ( vừa đủ ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là ?
C7: Cho 31,5g hỗn hợp Mg, Zn tác dụng hết với 300g dung dịch H2SO4 loãng thu được 17,92 lít khí ( đktc )
a, Tính khối lượng mỗi kim loại và nồng độ % H2SO4
b, Tính nồng độ mol H2SO4 (D=0,5g/ml)
B5: Đem hòa tan hết hỗn hợp Y gồm sắt (II) cacbonat, Magie oxit ,sắt (II) oxit và Magie cacbonat ( trong đó số mol mỗi muối cacbonat bằng số mol oxit kim loại tương ứng) trong dung dịch axit sunfuric 9,8% vừa đủ thì thu được dung dịch Z. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sắt (II) sunfat có trong dung dịch Z. Biết trong dung dịch Z nồng độ phần trăm của dung dịch magie sunfat bằng 3,76%.
B6: Hỗn hợp khí X gồm metan, Axetilen và Hidro thu được khi thực hiện phản ứng nhiệt phân Metan ở nhiệt độ cao ( 1500°C có xúc tác) đem đốt cháy hoàn toàn, Sau khi phản ứng kết thúc thu được 26,4g CO2. Hãy tính khối lượng hỗn hợp X đã đem đi đốt.
B7. Cho 1 hỗn hợp X gồm MgCO3, BaCO3, MgCl2 tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 20% thu được khí A và dung dịch B. cho dung dịch B tác dụng với NaOH vừa đủ thu được kết tủa và dung dịch C .lọc kết tủa, rửa sạch , sấy khô rồi đem nung đến khối lượng không đổi ,thu được 0,6 gam chất rắn. Cô cạn nước lọc thu được 3,835 gam chất rắn. nếu cho khí A vào bình đựng 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thì thu được 0,5 g kết tủa.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Tính khối lượng m gam dung dịch HCl 20% đã dùng. ( Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg vào 250 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 đktc. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
a, Chứng minh rằng dung dịch B vẫn còn dư axit
b, Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
một hỗn hợp X có khối lượng 27,2g ( gồm M có hóa trị II, III và oxit của kim loại đó). cho X tác dụng với 800ml dung dịch HCl 2M thì thu được dung dịch A và 4,48l khí ( đktc ). để trung hòa hết lượng axit trong A cần 200ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 1M.
a. xác định kim loại M và công thức oxit của nó biết rằng trong hỗn hợp X có một chất mà số mol bằng 2 lần số mol chất kia
b. Hòa tan 27,2g hỗn hợp X bằng một lượng tối thiểu dung dịch H2SO4 đặc nóng. sau phản ứng thu đượcV lít khí SO2 ( đktc ) và dung dịch B. cô cạn dung dịch B thì thu được m gam muối khan. tính V và m
Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp al và fe bằng lượng dư dung dịch hcl, sau phản ứng thu được 5,6 lít khí h2 ở đktc và dung dịch X
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m