Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kudo shinichi

Chỉ ra và phân tích các BPTT trong ví dụ sau( phân tích ngắn gọn thôi)

Ai nhanh mình tick nhé!

''Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ''

Thảo Phương
21 tháng 6 2018 lúc 16:02

1. Các biện pháp tu từ chủ yếu trong khổ thơ trên:
- Ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ".
- Nhân hóa "thấy".
- Ẩn dụ "tràng hoa".
2. Đoạn văn:
Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (1). “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác(2). Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài(3). Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ(4). Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu)(5). Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương(6).Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên(7).

Thảo Phương
21 tháng 6 2018 lúc 16:03

1. Các biện pháp tu từ chủ yếu trong khổ thơ trên:
- Ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ".
- Nhân hóa "thấy".
2. Đoạn văn:
Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (1). “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác(2). Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài(3). Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ(4). Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu)(5). Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương(6).Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên(7).

Huong San
21 tháng 6 2018 lúc 16:08

''Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ''

Biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ sóng đôi

=> Ví Bác như mặt trời để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên, đồng thời nói lên sựu tôn kính của nhân dân tới Bác.

Hắc Hường
21 tháng 6 2018 lúc 16:17

Biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ sóng đôi

=> Ví Bác như mặt trời để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên, đồng thời nói lên sựu tôn kính của nhân dân tới Bác.

Thiên Chỉ Hạc
22 tháng 6 2018 lúc 8:12

Các biện pháp tu từ chủ yếu trong khổ thơ trên:
- Ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ".
- Nhân hóa "thấy".
- Ẩn dụ "tràng hoa".
- Hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân".
- Điệp ngữ "ngày ngày".


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Nhi Đào
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Minh
Xem chi tiết
Dung Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Linh
Xem chi tiết
Lê Quốc Đoàn
Xem chi tiết