câu1, chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận bt các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn: Mgo, CuO,Bao,Fe2O3
câu2
1) tổng số hạt proton(P),notron (N) và eletron (E) của 1 nguyên tử nguyên tố A là 13.Xác định nguyên tố X
2) cho 27,4g Ba tác dụng với 100g dung dịch H2SO4 9,8%
a) tính thể tích khí thoát ra (đktc)
b) tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng
câu3
1) cho V (lít) CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vòa 400ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M sau phản ứng thu được 98,5g kết tủa .tính V ?
câu4
cho hỗn hợp khí A gồm CO2 và O2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:1
a) tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với không khí
b) tính thể tích (đktc) của 10,5g khí A
câu5
nhiệt phân 66,2 g Pb (NO3)2 thu được 55,4 g chất rắn .tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân. bt rằng Pb(NO3)2 bị nhiệt phân theo phản ứng :
Pb(NO3)2--------->PbO + NO2↑ +O2↑
ĐỀ Ạ GIẢI GIÚP EM VS Ạ
CẢM ƠN NHÌU LÉM Ạ
EM CẦN GẤP
câu 1
1.- Cho các mẫu thử trên vào dung dịch H2SO4 :
+ Nếu dung dịch nào tạo kết tủa màu trắng => BaO
+ Nếu dung dịch thu được có màu xanh lam => CuO
+ Nếu dung dịch thu được có màu nâu đỏ => Fe2O3
+ Còn lại là MgO tạo dung dịch không màu.
Câu 2:
1. Theo gt: p + e + n = 13
mà p = e
=> 2p + n =13
=> n = 13-2p
Mặt khác: \(p\le n\le1,5p\)
\(\Leftrightarrow p\le13-2p\le1,5p\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}13-2p\ge p\\13-2p\le1,5p\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}p\le4,3\\p\ge3,7\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow3,7\le p\le4,3\)
=> p = 4
Vậy X là Beri ( Be )
2.2.
Theo đề ra ta có:\(n_{Ba}=\dfrac{27,4}{137}=0,2\left(mol\right)\)
\(n_{H_2SO_4}=\dfrac{9,8\%.100}{98}=0,1\left(mol\right)\)
PTHH : \(Ba+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+H_2\)
ban đầu: 0,2 .........0,1
phản ứng:0,1<---0,1 --------------------> 0,1
spu ; 0,1.........0
\(Ba+2H_2O\rightarrow Ba\left(OH\right)_2+H_2\)
0,1 --------------> 0,1------ ----> 0,1
a) \(V_{H_2}=\left(0,1+0,1\right).22,4=4,48\left(l\right)\)
b) \(m_{dd\left(spu\right)}=27,4+100-0,1.233-0,2.2=103,7\left(g\right)\)
\(C\%_{Ba\left(OH\right)_2}=\dfrac{0,1.171}{103,7}.100\approx16,5\%\)
Câu 5:
Pt: 2Pb(NO3)2 --to--> 2PbO + 4NO2 + O2
......1 mol....................1 mol
........x.............................x
nPb(NO3)2 ban đầu = \(\dfrac{66,2}{331}=0,2\) mol
Nếu Pb(NO3)2 pứ hết => nPbO = nPb(NO3)2 = 0,2 mol
=> mPbO = 0,2 . 223 = 44.6 (g) < 55,4 (g)
=> Pb(NO3)2 pứ ko hết
Gọi x là số mol Pb(NO3)2 pứ
Ta có: mPb(NO3)2 dư + mPbO = mchất rắn
\(\Leftrightarrow\left(0,2-x\right).331+223x=55,4\)
Giải ra x = 0,1
Hiệu suất pứ:
H = \(\dfrac{0,1}{0,2}.100\%=50\%\)
3. Theo đề ra ta có: \(n_{Ba\left(OH\right)_2}=0,4.1,5=0,6\left(mol\right)\)
\(n_{BaCO_3}=\dfrac{98,5}{197}=0,5\left(mol\right)\)
\(Ba\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow BaCO_3+H_2O\) (1)
\(BaCO_3+CO_2+H_2O\rightarrow Ba\left(HCO_3\right)_2\) (2)
Vì \(n_{Ba\left(OH\right)_2}>n_{BaCO_3}\) nên có hai trường hợp xảy ra
TH1: Ba(OH)2 hết. Xảy ra cả hai phản ứng
Từ (1) \(\Rightarrow n_{CO_2}=n_{BaCO_3}=n_{Ba\left(OH\right)_2}=0,6\left(mol\right)\)
\(n_{BaCO_3\left(dư\right)}=0,6-0,5=0,1\left(mol\right)\)
Từ (2)\(\Rightarrow n_{CO_2}=n_{BaCO_3}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Sigma_{n_{CO_2}}=0,6+0,1=0,7\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{CO_2}=0,7.22,4=15,68\left(l\right)\)
TH2: Ba(OH)2 dư. Chỉ xảy ra phản ứng (1)
Từ (1) \(\Rightarrow n_{CO_2}=n_{BaCO_3}=0,5\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{CO_2}=0,5.22,4=11,2\left(l\right)\)
Câu 4:
Gọi số mol của O2 là a
=>Số mol của CO2 là 5a
mA=32a+5a.44=252a
nA=a+5a=6a
MA=252a/6a=42
=>dA/kk=42/29
b)nA=10,5/42=0,25(mol)
=>VA=0,25.22,4=5,6(l)
4.
Theo đề ra: \(V_{CO_2}:V_{O_2}=5:1\)
\(\Rightarrow\dfrac{n_{CO_2}}{n_{O_2}}=\dfrac{5}{1}\) \(\Rightarrow n_{CO_2}=5n_{CO}\)
Gọi a là số mol của CO \(\Rightarrow n_{CO_2}=5a\)
Khối lượng mol trung bình của hai khí này là:
\(\overline{M}=\dfrac{44.5a+28.a}{5a+a}=\dfrac{253}{6}=42,2\)
Tỉ khối của hỗn hợp khí A so với kk là:
\(d_{\dfrac{A}{kk}}=\dfrac{42,2}{29}=1,45\)
b) 1mol \(\overline{M}\) = 42,2 g
42,2 g hỗn hợp khí A có 22,4 lít
10,5 g ---------------------------------------- x ( lít )
\(\Rightarrow x=\dfrac{10,5.22,4}{42,2}=5,57\left(l\right)\)