1. Viết tập hợp N các số tự nhiên : N = {............}
2. Đọc các kí hiệu : \(\in,\notin,\varnothing,\cap\).
3. Cho A = {0}. Có thể nói rằng A = \(\varnothing\) hay không ?
4. Tìm x, biết x + 5 = 2.
5. Phát biểu cách tìm bội và ước.
6. Thế nào là số nguyên tố ?
7. Vì sao số 0 và số 1 không phải là số nguyên tố ?
8. Nêu cách tìm ƯCLN, BCNN và cách tìm ước và bội thông qua ƯCLN, BCNN.
9. Em hãy phân biệt số nguyên tố và số nguyên tố cùng nhau.
10. Tìm 2 số nguyên tố cùng nhau mà chúng đều là hợp số.
1) N = {0;1;2;...}
2) thuộc, không thuộc, tập hợp rỗng, giao
3) Không thể nói A = \(\varnothing\) do A gồm 1 phần tử là 0
4) x + 5 = 2 \(\Rightarrow\) x = 2 - 5 = -3
5) Cách tìm:
* Bội : lấy số cần tìm bội nhân với 1 số tự nhiên bất kì
* Ước: phân tích số cần tìm ước thành thừa số nguyên tố. Tích bất kì 2 hay nhiều thừa số nguyên tố vừa phân tích được là ước của số đó
6) Số nguyên tố là số chỉ có 2 ước là 1 và chính nó
7) 0 ko phải là số nguyên tố do nó chia hết cho tất cả các số nên có vô số ước
1 không phải số nguyên tố do nó chỉ có 1 ước là 1
8)-Để tìm ƯCLN thì phải tìm ƯC của các số đó. Số lón nhất trong tập hợp ƯC và khác 0 là ƯCLN
- Để tìm BCNN ta cần tìm BC của các số đó. Số nhỏ nhất trong tập hợp BC khác 1 là BCNN
9) Số nguyên tố là số chỉ có 2 ước là 1 và chính nó, còn 2 số nguyên tố cùng nhau là 2 số chỉ có 1 ước chung duy nhất là 1
10) Ví dụ : 9 và 10 nguyên tố cùng nhau và đều là hợp số.