Câu1.Trình bày nguyên nhân, diễn biễn, kết quả cuộc cách mạng Nga(1905-1907)?
Câu 2.những dấu hiệu nào cho thấy Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc?
Câu 1: Vì sao các nước đế quốc phương Tây xâm lược Đông Nam Á?
A. Có vị trí địa lý quan trọng, nằm trên đường giao thông từ Bắc xuống nam, từ Đông sang Tây.
B. Giàu tài nguyên, có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Chế độ phong kiến đang suy yếu kêu gọi các nước vào đầu tư.
D. Có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên, nguồn lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng, chế độ phong kiến đang suy yếu.
Câu 2: Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
A. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV.
B. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V.
C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ.
Câu 3: Vì sao cuối TK XIX đầu TK XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, khắp nơi?
A. Do có sự liên kết quốc tế giữa các nước với nhau. B. Do chính sách kìm hãm nền kinh tế ở các thuộc địa của thực dân phương Tây. C. Do chính sách vơ vét, bóc lột và đàn áp tàn bạo của thực dân phương Tây đối với các nước thuộc địa. D. Đảng cộng sản ở các nước ra đời lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu 4: Tại sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối TK XIX - đầu TK XX đều thất bại?
A. Tương quan so sánh lực lượng chênh lệch, kẻ thù còn rất mạnh. B. Kẻ thù rất mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho giặc.
C. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp đầu hàng làm tay sai.
D. Các cuộc đấu tranh thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo.
Câu 5. Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh. B. Thái Lan được Mĩ Giúp đỡ. C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
D. Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền.
Câu 6: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?
A. Vơ vét tài nguyên, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, thi hành chính sách chia để trị, kìm hãm nền kinh tế thuộc địa.
B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của các ngành công nghiệp thuộc địa, thi hành chính sách chia để trị.
C. Không chú trọng mở mang kinh tế ở thuộc địa.
D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính phục vụ cho quân đội thực dân.
Câu 7: Vì sao giữa TK XIX, Nhật Bản chọn con đường cải cách đất nước?
A. Thiên hoàng Minh Trị mới lên ngôi muốn xóa bỏ những chính sách nội trị cũ.
B. Do áp lực đòi “mở cửa” của các nước phương Tây đối với chính quyền phong kiến đang suy yếu.
C. Do nhu cầu phát triển lên chủ nghĩa đế quốc.
D. Nhật bản đứng trước nguy cơ bị các nước thực dân phương Tây xâm lược.
Câu 8: Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Lật đổ chế độ phong kiến.
B. Chính quyền từ phong kiến trở thành tư sản hóa.
C. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
D. Xóa bỏ chế độ nông dân.
Câu 9: Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
A. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển ôn định từ trước khi bị các nước Phương Tây
B. Vì Nhật có chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo..
C. Vì Nhật tiến hành cải cách thành công giúp nền kinh tế phát triển vững mạnh.
D. Vì Nhật có lực lượng quân đội mạnh.
Câu 10: Vì sao nói cuối TK XIX đầu TK XX, Nhật Bản chuyển sang thời kỳ chủ nghĩa đế quốc?
A. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện.
B. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.
C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, xuất hiện các công ty độc quyền, tăng cường xâm lược thuộc địa.
D. Nhật xâm lược thuộc địa mạnh mẽ.
Câu 11: Vì sao cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản thực hiện thành công?
A. Người tiến hành cải cách nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và là người có tư tưởng duy tân tiến bộ.
B. Do người lãnh đạo có tư tưởng duy tân tiến bộ, đưa ra các đường lối đúng đắn, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
C. Được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp Samurai.
D. Trước khi tiến hành cải cách, kinh tế tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển mạnh ở Nhật.
Câu 12: Vì sao từ cuối TKXIX, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh?
A. Ảnh hưởng của cách mạng Nga 1905.
B. Số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc
C. Do sự bóc lột tàn tệ của giới chủ nhân.
D. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.
Câu 13: Thực dân Anh và Pháp tranh nhau xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XVI.
B. Năm 1875.
C. Đầu thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ XVIII. Câu 14: Đầu thế kỉ XVIII, tình hình Ấn Độ và các quốc gia phương Đông khác có điểm gì tương đồng?
A. Là những quốc gia độc lập, có chủ quyền, đang tiến lên chủ nghĩa tư bản.
B. Chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
C. Là thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
D. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây
Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Aí Quốc thành lập tổ chức cách mạng nào tại Quảng Châu (Trung Quốc)?
Chứng minh tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương .
Cuối năm 1924, Nguyễn Aí Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) Người đã lựa chọn giác ngộ thanh niên yêu nước Việt Nam đang hoạt động tại đây từ tổ chức nào?
1/ kể tên các cuộc cách mạng tư sản đã học. trình bày mặt tích cực và tiến bộ của cách mạng tư sản anh, mĩ, pháp.
2/ nêu tình hình kinh tế và đặc điểm của các đế quốc anh, pháp, đức, mĩ.
3/ thành tựu về kĩ thuật thế kỉ XVIII=XIX.
4/ vì sao đông nam á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương tây ? trình bày những nét lớn của phong trào giải phóng dân tộc ở đông nam á.
nước nào ở khu vực Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa của thực dân phương Tây
Câu 5. Với việc kí Hiệp ước nào, triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, đồng thời cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, sáp nhập vào Nam Kì - thuộc Pháp?
A.Hiệp ước năm 1862 B. Hiệp ước 1874
C. Hiệp ước Hắc Măng D.Hiệp ước Pa- tơ – nốt
Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
A.Từ năm 1897 đến năm 1915 B. Từ năm 1897 đến năm 1914
C. Từ năm 1897 đến năm 1913 D. Từ năm 1897 đến năm 1912
Câu 7. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện, đó là :
A.Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán B.Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp
C.Tư sản, tiểu tư sản, công nhân D. Những nhà thầu khoán, đại lý
Câu 8. Tháng 3 - 1907, ở Bắc Kì có một cuộc vận động được các sĩ phu chú trọng, đó là cuộc vận động nào?
A.Cuộc vận động cải cách văn hóa theo lối tư sản (Đông Kinh nghĩa thục)
B.Phong trào chống thuế ở Trung Kì
C.Cuộc vận động Duy Tân
D.Phong trào Đông Du
Câu 9. Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân?
A.Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu
B.Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền
Câu 10. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì?
A.Đưa người Việt Nam sang Nhật học tập và chống Pháp
B.Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp
C.Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam
D.Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp
Câu 11. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong trong trào Cần Vương là ai?
A. Văn thân sĩ phu yêu nước
B. Địa chủ các địa phương
C. Nông dân
D. Những võ quan triều đình
Câu 12. Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế giai đoạn đầu là:
A. Đề Nắm B. Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Định. D. Đề Thám.
Câu 13. Người nói câu nổi tiếng: “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là:
A. Trương Định B. Nguyễn Hữu Huân.
C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 14: Nội dung cơ bản của chiếu Cần vương:
A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.
B. Kêu gọi các văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
C. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa.
D. Kêu gọi các văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước.
Câu 15: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, một yêu cầu đặt ra đó là:
A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.
B. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.
C. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.
Câu 16. Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình bao nhiêu bản điều trần?
A. 25 bản. B. 30 bản. C. 35 bản. D. 40 bản.
Câu 17. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị cải cách vấn đề gì?
A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ.
C. phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 18. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương?
A. Cửa biển Hải Phòng. B. Cửa biển Trà Lí (Nam Định).
C. Cửa biển Thuận An (Huế). D. Cửa biển Đà Nẵng.
Câu 19. Sự kiện nào chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến:
A. Hiệp ước Hác-măng (1883) B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
C. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) D. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
Câu 20. Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế của phái chủ chiến diễn ra vào thời điểm:
A. Ngày 18/8/1883 B. Ngày 25/8/1883
C. Ngày 6/6/1885 D. Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885
Câu 21. Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ năm 1884 đến 1913. B. Từ năm 1885 đến 1895.
C. Từ năm 1885 đến 1913. D. Từ năm 1884 đến 1895.
Câu 22. Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào?
A. Bắc Giang. B. Bắc Ninh.
C. Hưng Yên. D. Thanh Hóa.
Câu 23. Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai?
A. Đề Nắm. B. Đề Thám.
C. Đề Thuật. D. Đề Chung.
Câu 24. Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông... đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?
A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước. B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.
C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao. D. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.
Câu 25. Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
A. Chưa hợp thời thế.
B. Mô phỏng nước ngoài.
C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.
Câu 26. “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình.
B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định.
C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh.
D. Trận Cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viêm- Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 27. Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?
A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp củng cố lực lượng.
C. Pháp được tăng viện binh.
D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.
Câu 28. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?
A. Bãi Sậy. B. Hương Khê. C. Yên Thế. D. Ba Đình.
Câu 29. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tương.
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 30. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đâu?
A. Tòa Khâm sứ và Hoàng Thành. B. Đồn Mang Cá và Hoàng Thành,
C. Hoàng Thành. D. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
Câu 31. Chức vụ đứng đầu hệ thống cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương là:
A. Toàn quyền. B. Khâm sứ.
C. Công sứ. D. Cao ủy.
Câu 32. Trong Liên bang Đông Dương của thực dân Pháp ở đầu thế kỉ XX, Bắc Kì theo chế độ:
A. Bảo hộ. B. Nửa bảo hộ.
C. Thuộc địa. D. Giám hộ.
Câu 33. Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là:
A. Công nhân và nông dân. B. Nông dân và tư sản.
C. Địa chủ và nông dân. D. Công nhân và tư sản.
Câu 34. Điểm chung của các văn thân, sĩ phu đề nghị cải cách, duy tân ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX là:
A. Xuất phát từ truyền thống đấu tranh của dân tộc.
B. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.
C. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.
D. Muốn xóa bỏ chế độ phong kiến.
Câu 35. Từ năm 1863 đến năm 1871, vị quan nào đã kiên trì gửi 30 bản điều trần lên vua Tự Đức:
A. Nguyễn Lộ Trạch. B. Trần Đình Túc.
C. Nguyễn Huy Tế. D. Nguyễn Trường Tộ.
Câu 36. So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam có sự khác biệt về:
A. Quy mô, địa bàn hoạt động và thời gian tồn tại.
B. Tinh thần dân tộc và ý thức hệ phong kiến.
C. Xác định kẻ thù.
D. Tư tưởng thời đại.
Câu 37. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là:
A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. Khởi nghĩa Yên Thế. D. Khởi nghĩa Ba Đình.
Câu 38. Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Quân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam 1858.
B. Hiệp ước Giáp Tuất được ký kết 1874.
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được ký kết 1884.
D. Quân Pháp chiếm được kinh thành Huế 1883.
Câu 39. Điểm tương đồng trong hai lần chiến thắng Cầu Giấy 1873 và 1883 ở Bắc Kì là:
A. Có sự chỉ huy của quan quân triều Nguyễn, do Nguyễn Tri Phương đứng đầu.
B. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. Làm phá sản hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp.
D. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa quan quân triều Nguyễn và nhân dân.
Câu 40. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào?
A. 5/6/1910 B. 5/6/1911
C. 5/6/1912 D. 5/6/1913
Câu 1: Lực lượng hỗ trợ cho các chiến sĩ ở Quốc dân quân ở đồi Mông-mác là ai?
A. Tiểu tư sản
B. Nông dân
C. Công nhân
D. Công nhân và nông dân
Câu 2: Ngày 26 - 3 - 2872, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
A. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời.
B. Lá cờ cách mạng phất phới tung bay trên nóc nhà thị chính.
C. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã.
D. Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào.
Câu 3: Đến ngày 1 - 5 - 1871 Hội đồng Công xã thành lập thêm ủy ban nào?
A. Ủy ban quân sự.
B. Ủy ban An ninh,
C. Ủy ban Đối ngoại.
D. Ủy ban Cứu quốc.
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18/03/1971 của nhân dân Pa-ri là gì?
A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
B. Bất bình trước thái độ hèn nhát của chính phủ tư sản khi bị quân Phổ tấn công.
C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.
Câu 5: Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?
A. Chính phủ Lập quốc
B. Chính phủ Vệ quốc
C. Chính phủ Cứu quốc
D. Chính phủ yêu nước
Câu 6: Công xã Pa-ri tồn tại trong bao nhiêu ngày?
A. 70 ngày.
B. 71 ngày.
C. 72 ngày.
D. 73 ngày.
Câu 7: Hội đồng Công xã Pa-ri được tập trung trong tay các quyền lực nào?
A. Quyền hành pháp
B. Quyền lập pháp
C. Quyền hành pháp và lập pháp
D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Câu 8: Bài học lớn nhất được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì?
A. Phải có đảng vô sản lãnh đạo.
B. Phải liên minh công nông.
C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ.
D. Phải lôi kéo được đông đảo quần chúng ủng hộ.
Câu 9: Nhân dân Pari bầu Hội Đồng Công xã vào ngày, tháng, năm nào?
A. 26/3/1872
B. 26/4/1871
C. 27/3/1871
D. 26/6/1871
Câu 10: Chi-e tấn công Quốc dân quân khi nào?
A. 18/4/1871
B. 19/3/1871
C. 18/3/1872
D. 18/3/1871
Câu 11: Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra vào thời gian nào?
A. Ngày 2 - 9 - 1870.
B. Ngày 18 - 7 - 1870.
C. Ngày 19 - 7 - 1870.
D. Ngày 7 - 9 - 1870.
Câu 12: Để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, chính phủ Pháp đã có hành động gì?
A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.
B. Thành lập chính phủ lâm thời.
C. Gây chiến với Phổ.
D. Giao chính quyền cho tư sản.
Câu 13: Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nước Pháp có ưu thế hơn hẳn so với Phổ
B. Điều kiện không có lợi cho Pháp
C. Đế chế thứ III đang ở Pháp đang ở giai đoạn cực thịnh
D. Hoàng đế Pháp bị bắt làm tù bình
Câu 14: Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là:
A. cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.
B. cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.
C. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
D. cuộc chính biến lật đổ Đế chế III, thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp.
Câu 15: Năm 1913 quốc gia đứng vị trí thứ 4 trong sản xuất là:
A. Anh
B. Pháp
C. Mĩ
D. Đức
Câu 16: Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ hai thế giới là gì?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Mỹ
Câu 17: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa tổng thống
D. Cộng hòa liên bang
Câu 18: Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
C. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
Câu 19: Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là
A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.
C. Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do.
D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?
A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.
B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.
C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.
D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.
Câu 21: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, vị trí kinh tế của Mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào?
A. Vươn lên đứng thứ 2 thế giới
B. Vươn lên đứng thứ 1 thế giới
C. Đứng hàng thứ 3 thế giới
D. Đứng hàng thứ 4 thế giới
Câu 22: Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?
A. Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ.
B. Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa.
C. Pháp tập trung cho vay lấy lãi.
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều.
Câu 23: Chủ nghĩa Đế quốc cho vay lãi là quốc gia nào
A. Mĩ
B. Anh
C. Đức
D. Pháp
Câu 24: Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là : Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.
D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
Câu 25: Đến cuối thế kỉ XIX, tại sao nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?
A. Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên.
B. Pháp tập trung nhiều vào việc khai thác thuộc địa.
C. Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hàng, cho vay lấy lãi.
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành.
Câu 26: Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế chính quốc phát triển
B. Đầu tư vào thuộc địa cần ít vốn, thu lãi nhanh
C. Thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào
D. Mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu
Câu 27: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ mấy trên thế giới?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 28: Sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?
A. Thị trường trong nước không ngừng mở rộng.
B. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
C. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Á.
D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 29: Tại sao nước Mĩ được mệnh danh là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?
A. Hình thành các Các-ten không lồ.
B. Hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.
C. Hình thành các Tơ-rớt khổng lồ.
D. Hình thành các Xanh-đi-ca khổng lồ.
Câu 30: Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?
A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa
B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.
C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.
D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư tất cả vào các thuộc địa.
Câu 31: 1913 Đức đã vươn lên vị trí thứ mấy thế giới.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 32: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,
C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.
Câu 33: Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:
A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.
B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
Câu 34: Thuyết vạn vật hấp dẫn là của ai?
A. Niu-tơn
B. Lô-mô-nô-xốp
C. Puốc-kin-giơ
D. Đác-uyn
Câu 35: Phát minh của ai đã đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật?
A. Hê-ghen
B. Lô-mô-nô-xốp
C. Đác-uyn
D. Niu-tơn
Câu 36: Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh về quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là gì?
A. Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho Tự do hạnh phúc và chính nghĩa.
B. Dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền.
C. Ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.
D. Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
Câu 37: Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì?
A. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
B. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển.
C. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.
D. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.
Câu 38: Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.
B. Áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.
D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
Câu 39: Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.
B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.
C. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
D. Phát triển nghề khai thác mở.
Câu 40: Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: Đại bác, thủy lôi,…
B. Chế tạo được đại bác bắn nhanh và xa.
C. Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn.
D. Khí cầu dùng để giám sát trận địa đối phương.
Câu 41: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII-XIX là gì?
A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.
Câu 42: Để chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến, giai cấp tư sản cần phải làm gì?
A. Xóa bỏ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến.
B. Tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp.
C. Tiến hành cách mạng cải tiến kĩ thuật sản xuất.
D. Tăng năng suất lao động, thu lợi nhuận cao.
Câu 43: Sắt là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc nên thế kỷ XIX được gọi là
aA. Thế kỉ của máy móc
B. Thế kỉ động cơ hơi nước
C. Thế kỷ của sắt
D. A, B, C đúng
Câu 44: Đầu máy xe lửa hơi nước ở Anh được phát minh năm nào?
A. 1902
B. 1802
C. 1702
D. 1690
Câu 45: Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?
A. Sắt thép, máy móc và động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực
B. Nhờ có sắt thép, máy móc đã chế tạo đc nhiều vật liệu mới
C. Động cơ hơi nước quyết định sự phát triển của một quốc gia
D. Hoạt động sản xuất của thế giới chuyển từ thủ công sang sử dụng máy móc