Thành phần nhân văn của môi trường

Nguyễn Lê Hoàng Yến

Câu 1:Trình bày vị trí và đặc điểm tự nhiên của môi trường đới lạnh. Sự thích nghi của động vật, thực vật với môi trường đới lạnh.

Câu 2:Nguyên nhân, hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí ở đới ôn hòa? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

Câu 3:Trình bày đặc điểm về hình dạng lục địa, địa hình và khoáng sản của châu Phi.

Câu 4:Để giải quyết vấn đề(nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý ở đới lạnh) theo em cần có những giải pháp gì?

Các bạn giúp mình nhanh được không, thứ 5 tuần này mình kiểm tra rồi!

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
10 tháng 12 2019 lúc 18:11

1, Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.

Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y...
Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ. rêu. địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...

3, Địa hình châu Phi khá đơn giản, độ cao trung bình khoảng 750m, toàn bộ châu lục là 1 khối cao nguyên khổng lồ, trên đó là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phía Đông của châu Phi có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài như hồ Sát và hồ Victoria. Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp. Sông Nin là sông dài nhất ở châu Phi.

Châu phi có nguồn khoáng sản phong phú như: kim cương, vàng, uranium,... Ngoài ra còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
10 tháng 12 2019 lúc 18:16

Câu 2:

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hòa:

- Việc tập trung phần lớn các đô thị vào một dải đất rộng không quá 100 km chạy dọc ven bển đã làm cho nước biển ven bờ bị ô nhiễm nặng.

- Hoạt động khai thác dầu mỏ cũng như vận chuyển đã làm rò rỉ, tràn dầu ra vùng biển đại dương, váng dầu ở các vùng biển tạo nên "thủy triều đen" làm ô nhiễm nước biển.

- Hóa chất thải từ các nhà máy, phân bón hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, chất thải sinh hoạt của các đô thị... làm nhiễm bẩn nguồn nước sông, hồ và nước ngầm trên đất liền. Các chất độc hại đó lại bị đưa ra biển là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "thủy triều đỏ", làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.

Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa:

- Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ờ đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ, châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người...

Câu 4:

- Những biện pháp đó là:

+ Cần giảm bớt săn bắn các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng

+ Bắt một số loài có nguy cơ tuyệt chủng đem nuôi ở nhưng nơi được chăm sóc đặc biệt để chúng sinh sôi nảy nở trở lại

+ Đưa chúng vào sổ đỏ những loài cấm săn bắn

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yuuto
10 tháng 12 2019 lúc 18:31

Câu 1: đặt điểm

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.

Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.
*Sự thích nghi:

Giới thực vật và động vật, đặc biệt là động vật đặc biệt hơn ở các đới khác là về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt.

- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:

+ Chống lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.

+ Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.

- Thực vật: khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.

Câu 2:

- Ô nhiễm không khí:

+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

+ Nguyên nhân

- Do khí thải, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông.
- Hoạt động sản xuất của con người (đốt rừng, chất thải sinh hoạt...)
- Núi lửa phun trào, bão cát, lốc bụi, xác động thực vật, chất phóng xạ...

+ Hậu quả: Tạo nên những trận mư a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái đất nóng nên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở hai cực, mực nước đại dương dâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng Ôzôn.

- Ô nhiễm nước:

+ Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước song hồ, nước ngầm, nước biển.

+ Nguyên nhân: ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển, . Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng chất thải nông nghiệp.

+ Hậu quả: Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Trồng rừng, cấm đốt rừng.
- tuyên truyền mọi người tham gia bào vệ môi trường

- không xả rát bừa bãi

-......

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Edogawa Conan
Xem chi tiết
VIỆT HÙNG NGUYỄN
Xem chi tiết
Edogawa Conan
Xem chi tiết
gialinh nguyen ngoc
Xem chi tiết
Trúc Nguyễn
Xem chi tiết
gialinh nguyen ngoc
Xem chi tiết
Đẹp Trai Không Bao Giờ S...
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Phong
Xem chi tiết
Haruka Yuuki
Xem chi tiết