BÀI TẬP Dạng bài tính theo công thức hoá học
Bài 1: Một oxit có thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố là: 70% Fe; 30% O. Xác định công thức oxit. Bài 2: Một oxit của nguyên tố X có hoá trị V chứa 43,66% theo khối lượng nguyên tố đó. Xác định công thức oxit đó. Bài 3: Hợp chất X chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ về khối lượng lần lượt là: 40%; 12%; 48%. Tìm công thức phân tử của X. Dạng bài tập tính theo phương trình
Bài 4: Khử 8 gam CuO bằng khí H2. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:...
Đọc tiếp
BÀI TẬP Dạng bài tính theo công thức hoá học
Bài 1: Một oxit có thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố là: 70% Fe; 30% O. Xác định công thức oxit. Bài 2: Một oxit của nguyên tố X có hoá trị V chứa 43,66% theo khối lượng nguyên tố đó. Xác định công thức oxit đó. Bài 3: Hợp chất X chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ về khối lượng lần lượt là: 40%; 12%; 48%. Tìm công thức phân tử của X. Dạng bài tập tính theo phương trình
Bài 4: Khử 8 gam CuO bằng khí H2. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: CuO + H2 ----> Cu + H2O
a) Lập phương trình hoá học của phản ứng trên.
b) Tính thể tích khí H2 cần dùng ở đktc.
c) Tính khối lượng CuO thu được.
( Cho nguyên tử khối: Cu = 64; O = 16; H = 1)
Bài 5: Cho 6,5 gam kẽm (Zn) phản ứng với axit clohiđric (HCl) theo sơ đồ sau: Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2
a) Lập phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
b) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
c) Tính khối lượng axit HCl cần dùng.
d) Tính khối lượng ZnCl2 thu được
(Cho nguyên tử khối: Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5)
Bài 6: Đốt cháy lưu huỳnh (S) cần dùng 5,6 lít khí Oxi (O2) (đktc). Phản ứng xảy ra theo sơ đồ: S + O2 ---> SO2
a) Lập phương trình hoá học của phản ứng.
b) Tính khối lượng S cần dùng.
c) Tính thể tích khí SO thu được (đktc)
(Cho nguyên tử khối: S = 32; O = 16)