Đề kiểm tra 1 tiết - Đề 1

Không có tên

Câu 12. Nêu tác hại của sán lá gan,giun đũa .

Câu 13. Nêu một số tập tính ở mực.

Lê Phương Mai
6 tháng 1 2022 lúc 12:25

Tham khảo:

12, *Tác hại của sán lá gan:

- Kí sinh làm vật chủ thiếu chất dinh dưỡng , gầy rạc

- Khiến tắc ruột , tắc ống mật

- Khiến động vật bị sần sùi da , chậm phát triển

* Tác hại của giun đũa với sức khỏe con người:

-Chúng lấy chất dinh dường cua người, gây tắc ruột, tắc ống mật và tiết độc tố gây hại cho người.

-Nếu có người mắc bệnh thì có thể coi đó là “ổ truyền bệnh cho cộng đồng”.

-Vì từ người đó sẽ có rất nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội (qua ăn rau sống, không rứa tay trước khi ăn,...) đi vào người khác.

13, Một số tập tính ở mực:

- Mực giấu mình trong rong rêu, bắt mồi bằng tua dài, tua ngắn dùng để đưa mồi vào miệng

- Khi mực bị tấn công, mực phun hỏa mù ( từ túi mực ) để trốn

Bình luận (0)
Minh Hồng
6 tháng 1 2022 lúc 12:25

Tham khảo

Câu 12:

Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa... Một số trường hợp sán lá gan lớn gây áp xe gan, bệnh nhân đau hạ sườn phải dữ dội, sốt, gan to. Nếu khối áp xe vỡ lên phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, bệnh cảnh nặng nề.

Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, viêm tắc ruột, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.

Câu 13:

Tập tính phun “hỏa mù” che mắt kẻ thù để trốn chạy. - Tập tính chăm sóc trứng: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. - Chăm sóc trứng và bảo vệ con non: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. ...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Gia Bảo
Xem chi tiết
híughjghjgh
Xem chi tiết
THIÊN TÂN PHẠM
Xem chi tiết
Ngoc Diep Pham
Xem chi tiết
Tra Dang
Xem chi tiết
LoveAnime jenny
Xem chi tiết
LoveAnime jenny
Xem chi tiết
Vũ Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Võ Bảo Trân
Xem chi tiết