Câu 1: Nơi kí sinh của trùng sốt rét, trùng kiết lị, giun đũa, sán lá gan, sán dây
Câu 2: Hình dạng cơ thể của trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình,
Câu 3: Cấu tạo ngoài của thuỷ tức, giun đất, giun đũa
Câu 4: Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh
Câu 5: Cơ quan di chuyển của trùng roi xanh, trùng giày
Câu 6: Kể tên những động vật thuộc ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun tròn, ngành giun đốt, ngành thân mềm
Câu 7: Đặc điểm đặc trưng của ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun dẹp, ngành giun tròn, ngành giun đốt, ngành thân mềm
Câu 8: Con đường xâm nhập vào cơ thể vật chủ kí sinh của giun đũa, giun móc câu
Câu 9: Vai trò của giun đất
Câu 10: Cấu tạo ngoài của trai sông, nhện và châu chấu
Câu 11: Cơ quan hô hấp của tôm sông, nhện, châu chấu
Câu 12: Cơ quan di chuyển của trai, ốc sên, mực
Câu 13: Kể tên những động thuộc ngành thân mềm, lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ
Câu 14: Đặc điểm đặc trưng của ngành thân mềm và ngành chân khớp
Câu 15: Vai trò của lớp sâu bọ
bạn tách ra hỏi ik cho dễ
1.
trùng sốt rét: ở tế bào gan hoặc hồng cầu.
trùng kiết lị: ở thành ruột người.
giun đũa: ruột non người.
sán lá gan: gan trâu, bò.
sán dây: ruột non người, cơ báp trâu bò.
Tham khảo!
2.Trùng roi xanh (Euglena viridis) sống ở nước, chúng tạo nên các mảng váng xanh trên bề mặt ao, hồ. Trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào cỡ nhỏ (≈ 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay.
Cơ thể có hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày. Trùng di chuyển nhờ lông bơi. Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm: nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 hệ thống không bào co bóp hình hoa thị và ở 1 vị trí cố định.
Cơ thể trùng biến hình trần gồm một khối chất lỏng nguyên sinh và nhân. Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thể trùng biến hình trần luôn biến đổi hình dạng.
3.Thành cơ thể của thủy tức gồm hai lớp tế bào và tầng keo xen giữa. Thành ngoài gồm bốn loại tế bào: Tế bào mô bì cơ: hình trụ có rễ, chứa nhân ở phía ngoài và chứa tơ cơ xếp dọc theo chiều dài của cơ thể ở phía trong, vừa giữ chức năng bảo vệ của mô bì vừa tạo thành một tầng co rút theo chiều dọc của cơ thể.
Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất: – Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn. – Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
Cơ thể giun đũa hình ống, có kích thước giống như một chiếc đũa (khoảng 25 cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.
4.Ở nơi có ánh sáng, nhờ các hạt diệp lục mà trùng roi dinh dưỡng kiểu tự dưỡng như thực vật, còn ở chỗ tối trùng roi vẫn sống nhờ đồng hóa các chất dinh dưỡng có trong nước (dị dưỡng).
5.Trùng roi: Có chất diệp lục, tự dưỡng, di chuyển nhờ điểm mắt, roi.
Trùng giày: Sinh sản tiếp hợp, di chuyển bằng lông bơi, có hình chiếc giày
6.
- Đv nguyên sinh : Trùng giày, trùng roi,trùng biến hình,trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng lỗ,trùng chân giả,trùng phóng xạ
- Ruột khoang : Thủy tức,sứa,hải quỷ,san hô,sứa ren,sứa rô,sứa tua dài, hải quỳ cộng sinh
- Giun dẹp : Sán lông, sán lá gan,sán bã trầu,sán lá máu,sán dây,sán dây lợn,sán dây bò
- Giun tròn : Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa,giun chỉ
- Giun đốt : Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi,giun nhiều tơ,sâu đất
- Ngành thân mềm: trai sông, ốc sên, mực...
bn tự bổ sung thêm nha.