Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Nguyễn Minh Phúc

Câu 1: Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.

- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội.

- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết mạch lạc, dùng từ chính xác, kết hợp hài hoà yếu tố tự sự, biểu cảm.

- Chữ viết sạch đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp.

* Đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Dẫn dắt vào đề, nêu vấn đề nghị luận (Mối quan hệ giữa học và hành)

2. Làm rõ vấn đề nghị luận:

- Giải thích:

+ Học: là tiếp thu tri thức của nhân loại thông qua hoạt động học tập ở nhà trường hoặc qua sách vở, …

+ Hành: là vận dụng những kiến thức vào thực tế đời sống.

- Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành:

+ Học và hành có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.

+ Học và hành phải đi đôi vì đây là phương pháp học tập đúng đắn và đem lại nhiều lợi ích.

+ Phê phán cách học lệch lạc (không kết hợp giữa học với hành).

3. Tổng hợp vấn đề nghị luận:

- Khẳng định vấn đề.

- Bài học rút ra cho bản thân về việc vận dụng phương pháp học tập đúng đắn.

(Các bạn dựa vào dàn ý này nhé. Mình cần gấp. Các bạn đừng chép trên mạng nhé. Thank you.!

Khanh Tay Mon
12 tháng 5 2019 lúc 22:13

Từ xa xưa, để động viên con cháu chăm chỉ học tập góp phần xây dựng, bảo về và phát triển đất nước; ông bà ta có câu “Học đi đôi với hành”. Nhưng học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học và hành thì việc nào quan trọng hơn?

Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Vậy, mối quan hệ của chúng là gì? Chúng ta hãy cùng làm rõ. Nhưng trước tiên phải làm làm rõ về học và hành.

Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vở, phương tiện thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiểu, phải suy ngẫm, mài mò. Hiểu rộng, hiểu sâu và phải biết tóm gọn những gì đã học. Hành là quá trình vận chuyển, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Nhiều người ôm cả đống kiến thức mà không thực hành thì chỉ thành công trên nền tảng lí thuyết. Và có nhiều người chỉ thực hành mà chẳng có một chút gì gọi là kiến thức thì kết quả cũng chẳng được gì. Bên cạnh đó, có nhiều người đã thực hiện cả hai việc học và hành: Các kiến trúc sư sử dụng kiến thức đã học vào việc thiết kế bản vẽ. Các nhà bác Học đã áp dụng lí thuyết vào việc tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Các bác nông dân đã vận động vốn hiểu biết vào đồng ruộng, trang trại của mình. Và kết quả luôn luôn lúc đầu không được hoàn thiện nhưng những lần sau họ đã được như ý muốn.:rolleyes:
Vì việc học và hành luôn đi đôi với nhau. Như ông bà đã nói, học mà không hành thì không làm được gì, hành mà không học thì cũng chẳng làm được gì cả. Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến con đường thành công và không thể tách rời. Học và hành cũng không thể so sánh với nhau, vì học tạo nền tảng cho việc thực hành, áp dụng; còn hành thì bổ sung kinh nghiệm, kĩ năng cho việc học.

Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành. Bạn hãy thử áp dụng câu “Học đi đôi với hành” cho mình nếu bạn chưa thử; những người đã áp dụng rồi thì hãy tuyên truyền cho những người xung quanh và tin chắc một điều: chúng ta đều đạt được thành công nếu chúng ta kiên nhẫn, chịu tìm hiểu, mài mò. Giả sử, tất cả mọi người đều thông suốt việc học và hành luôn đi đôi với nhau thì mỗi thời gian không xa, nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa của khu vực.;):cool:

Chuc ban hoc tot nha!!!


Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Như Ngọc
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Minh Phúc
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Minh Phúc
Xem chi tiết
Khánh Duy
Xem chi tiết
Đỗ Thị Thanh Trà
Xem chi tiết
Huỳnh Trung Nguyêna6
Xem chi tiết
Kafu Chino
Xem chi tiết
An Pham
Xem chi tiết
Vũ Hà Thảo Anh
Xem chi tiết