Câu 1: Vì sao bài Nam quốc sơn hà lại được coi như 1 bảng tuyên ngôn độc lập ?
Câu 2: Bài ''Phò giá về kinh'' được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
Câu 3: Trong bài ''Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê'':
- Tại sao tác giả lại bị coi là khách trên chính quê nhà của mình ?
- Tại sao chỉ có trẻ con ra đón tác giả ?
Cau 4: So sánh cụm từ ''ta với ta'' trong bài Bạn đến chơi nhà và Qua đèo ngang
Câu 5: Sau khi đọc bản phiên âm, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, em hãy so sánh nghĩa của bản phiên âm và bản dịch thơ ? Bản dịch thơ đã bỏ qua từ j ? Có sát nghĩa hay chưa ?
Câu 1:
Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu của nước ta viết bằng thơ. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm. Nội dung Tuyên ngôn Độc lập gồm có hai ý:
- Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu):
Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại "thiên thư" (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là "đế", các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là "vương" (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ "Nam đế" (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với "đế" của nước Trung Hoa rộng lớn.
- Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau).
Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.
Câu 2:- Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285
- Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Câu 4: So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và Qua đèo NgangBác đến chơi đây ta với ta (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)
và
Một mảnh tình riêng ta với ta (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi. Chúc bạn học tốt!